Branch Office Là Gì? So Sánh Giữa Branch Office Và Representative Office

Branch Office Là Gì? có phải là văn phòng đại diện hay không? nhiều người vẫn đang nhầm tưởng branch office và representative office là một. Tuy nhiên, 2 thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả trong bài viết dưới đây.

Branch Office là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, Branch Office là một thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, đó chính là văn phòng chi nhánh.

branch office là gì

Theo quy định tại Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2014, nêu rõ: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Trên thực tế chi nhánh là để chỉ các doanh nghiệp muốn thành lập thêm một đơn vị phụ thuộc của mình tại một địa điểm nhất định ngoài trụ sở chính, để thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp tùy theo sự ủy quyền. Việc mở thêm chi nhánh cũng là một cách để doanh nghiệp mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh.

Những điều cần biết về Branch Office

Doanh nghiệp có thể có bao nhiêu chi nhánh?

Đối với trụ sở chính thì chỉ được có duy nhất một trụ sở chính, còn đối với chi nhánh pháp luật quy định như thế nào về số lượng chi nhánh của một doanh nghiệp? Theo đó tại Điều 46 luật doanh nghiệp 2014 quy định:

Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Như vậy, các doanh nghiệp có quyền mở rộng chi nhánh trong và ngoài nước, không có quy định về việc hạn chế số lượng chi nhánh đối với một doanh nghiệp. Nếu trong trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.

Yêu cầu về cách đặt tên chi nhánh

Việc đặt tên chi nhánh cũng được quy định rõ ràng. Tên của chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ: F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Đồng thời, các chi nhánh phải gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “chi nhánh”.

Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

Lưu ý: Phần tên riêng trong tên chi nhánh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Có thể thấy, Luật doanh nghiệp đã quy định rất rõ về việc đặt tên chi nhánh. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về việc đặt tên chi nhánh sẽ bị phạt hành chính từ 30 đến 50 triệu đồng.

Chi nhánh có tư cách pháp nhân hay không?

Theo Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 quy định: chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

Tại Khoản 1, Điều 74 của Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định rất rõ: một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan;

Thứ hai, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật dân sự;

Thứ ba, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

Thứ tư, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy có thể khẳng định lại: chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

++ Xem thêm: Cho thuê văn phòng đại diện tại Hà Nội cho doanh nghiệp

So Sánh Giữa Branch Office Và Representative Office

Branch Office chính là văn phòng chi nhánh và Representative Office chính là văn phòng đại diện.

Điểm giống của hai loại hình văn phòng này có thể kể đến như: cả hai đều là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp và chính vì vậy cũng không có tư cách pháp nhân. Cả hai loại hình này đều hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó.

Điểm khác nhau giữa văn phòng đại diện và văn phòng chi nhánh có thể kể đến như:

– Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh, chỉ có thể thực hiện được chức năng là địa điểm theo ủy quyền của doanh nghiệp. Trong khi văn phòng chi nhánh được thực hiện các công việc, nghiệp vụ như chức năng của doanh nghiệp mẹ.

– Nếu như chi nhánh doanh nghiệp có thể chọn lựa hình thức hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc thì văn phòng đại diện bắt buộc phải chọn hình thức hạch toán phụ thuộc.

– Chi nhánh văn phòng thực hiện chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền. Còn văn phòng đại diện có chức năng giao dịch và tiếp thị theo ủy quyền của doanh nghiệp. Hiểu đơn giản, mục đích của văn phòng đại diện là nơi quảng bá sản phẩm, giải đáp và tư vấn cho khách hàng.

Như vậy bài viết này đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi: Branch Office là gì và sự khác nhau giữa văn phòng chi nhánh và văn phòng đại diện.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ thuê văn phòng

    Bình luận