Vì Sao Cần Phải Phân Chia Các Cấp Bậc Trong Công Ty?
Các cấp bậc trong công ty luôn được phân chia rõ ràng. Đây là công việc vô cùng quan trọng để xác định trách nhiệm công việc của từng người, đảm bảo khối lượng công việc được hoàn thành.
Mục lục
Tầm quan trọng của việc phân chia các cấp bậc trong công ty
Trong môi trường doanh nghiệp, tổ chức, việc phân chia các cấp bậc sẽ giúp phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm riêng của từng thành viên. Việc phân định rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp có một bộ máy quản lý rõ ràng, giao việc đúng người đúng lúc đúng việc, giúp quản lý hiệu quả cho doanh nghiệp.
Việc phân cấp bậc trong công ty cũng là một công việc quan trọng giúp phân quyền trong quá trình giao nhiệm vụ, quyền hạn hay cá nhân phải có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đó. Mỗi cấp bậc, chức vụ sẽ tương đương với số lượng công việc của thành viên đó nắm giữ. Giúp doanh nghiệp và chính bản thân người được giao việc giúp mình hiểu rõ được năng lực của bản thân cũng như khả năng làm việc của các thành viên trong team.
Thực chất của việc phân chia các cấp bậc trong công ty chính là phân chia quyền hành quản trị giữa quản trị viên cấp cao, quản trị viên cấp trung gian và quản trị viên cấp cơ sở. Hay hiểu một cách đơn giản thì phân cấp là sự chuyển giao hay giao bớt một phần quyền quản lý của cấp trên cho cấp dưới quản lý.
Sự phân cấp các cấp bậc trong công ty còn là cách giới hạn sự can thiệp của các cấp bậc khác vào hoạt động không đúng chuyên môn hoặc hạn chế tối đa việc lạm dụng quyền hạn quá mức trong doanh nghiệp.
Nếu không phân chia cấp bậc trong công ty thì sẽ thế nào?
Một doanh nghiệp sẽ không thể vận hành tốt và thậm chí không thể tồn tại nếu không có sự phân chia cấp bậc, quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Mỗi một cấp bậc trong công ty sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau và đều hướng đến một mục tiêu chung đó là làm cho doanh nghiệp cũng như bản thân mình được phát triển.
Nếu không có sự phân chia cấp bậc, các phòng chức năng thì mọi cá nhân trong một tập thể sẽ không có định hướng để phát triển, không làm đúng nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của mình dẫn đến không đảm bảo công việc, không giúp doanh nghiệp phát triển và kéo theo nhiều hệ lụy xấu như mâu thuẫn nội bộ.
Trong doanh nghiệp luôn tồn tại một lúc nhiều nhóm người có các lợi ích khác nhau. Chính vì vậy phải có các nhà quản lý để xây dựng cơ chế quản lý, phân cấp, phân quyền, xem xét quyền lợi của tất cả các nhóm trong doanh nghiệp như các cổ đông, những người góp vốn, các giám đốc điều hành và người lao động.
Một số cấp bậc trong công ty
Một số cấp bậc trong công ty có thể kể đến như:
Giám đốc: Đây là người nắm giữ quyền lực và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến công ty. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà có thể có nhiều giám đốc ở từng mảng khác nhau.
Trưởng phòng bộ phận: Thông thường, một doanh nghiệp sẽ có nhiều phòng ban và người đứng đầu mỗi phòng được gọi là trưởng phòng. Trưởng phòng là người phụ trách về một mảng riêng trong công ty và chịu trách nhiệm về mảng đó. Trường phòng có một số quyền hạn nhất định trong việc giải quyết các vấn đề đơn giản của nhân viên khi làm việc. Đối với các vấn đề lớn, quan trọng thì cần trình lên các cấp cao hơn để xin ý kiến và giải quyết.
Tổ trưởng: Trong mỗi phòng ban của công ty thì sẽ được chia ra làm nhiều tổ, nhóm để dễ hoạt động. Điều này giúp cho việc quản lý được dễ dàng hơn.
Nhân viên: Nhân viên văn phòng sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của tổ trưởng và được chia công việc. Trách nhiệm của nhân viên chính là hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà được cấp trên giao phó.
Các chức vụ quan trọng trong công ty
Trong mỗi doanh nghiệp, mỗi người sẽ được phân chia nhiệm vụ, chức năng khác nhau, tùy theo năng lực sẽ được bổ nhiệm vào vị trí phù hợp. Một số chức vụ đóng vai trò quan trọng của công ty có thể kể đến như:
CEO là viết tắt của Chief Executive Officer hay còn được biết đến là cấp bậc Giám đốc điều hành. Đây là người có vai trò quan trong và chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động của công ty.
CFO là từ viết tắt của Chief Financial Officer dùng để nhắc đến cấp bậc Giám đốc tài chính. Đây là chức vụ trong công ty có vai trò quan trọng và có tiếng nói trong các cuộc họp.
CMO là viết tắt của Chief Marketing Officer chính là chức vụ Giám đốc Marketing (Giám đốc tiếp thị).
CLO (Chief Legal Officer) trong công ty chính là Giám đốc pháp chế. Công việc chính của họ là giúp công ty giảm thiểu tối đa rủi ro về pháp lý trong quá trình hoạt động.
Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp mọi người lý giải được vì sao cần phải phân chia các cấp bậc trong công ty cũng như vai trò quan trọng và sự cần thiết của việc phân quyền, phân cấp trong một tổ chức, doanh nghiệp.