Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
Nắm được các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp phát huy được tất cả nguồn lực con người lẫn sự phát triển kinh doanh của cả tổ chức. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì và mang đến những lợi ích nào? Có những yêu tố nào cấu thành văn hóa doanh nghiệp. Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Intracom Riverside giải đáp qua bài viết sau.
Mục lục
Văn hóa doanh nghiệp mang đến những lợi ích nào?
Văn hóa doanh nghiệp ví như linh hồn của cả doanh nghiệp vì không chỉ đơn thuần là văn hóa giao tiếp mà còn bao gồm những giá trị cốt lõi, phong cách quản lý của ban lãnh đạo và thái độ của các nhân viên trong công ty.
Văn hóa doanh nghiệp gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh đối với các công ty, doanh nghiệp khác. Giúp tạo sự gắn kết giữa những người lao động. Tạo sự phát triển bền vững trong nội bộ. Từ đó góp phần thu hút và giữ chân được nhiều nhân tài.
>> Có thể bạn quan tâm: Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp
Top 5 yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
Nhìn chung, văn hóa của một doanh nghiệp sẽ được cấu thành bởi 5 yếu tố sau: Tầm nhìn, giá trị, thực tiễn, con người và sức mạnh từ câu chuyện.
Tầm nhìn của doanh nghiệp
Đây là yếu tố đầu tiên khi xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp. Bởi hầu hết mọi doanh nghiệp đều kiến tạo văn hóa từ việc xác định mục tiêu, tầm nhìn và chiến lược.
Căn cứ vào tầm nhìn, mục tiêu mà doanh nghiệp định hướng phát triển trong nội bộ tổ chức.
Giá trị của doanh nghiệp
Một trong những yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp đó là giá trị. Yếu tố này cực kỳ quan trọng. Vì nhờ có tầm nhìn, doanh nghiệp mới xác định được mục tiêu. Nhưng giá trị mới chính là thước đo và là tiêu chuẩn để cân chỉnh những hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn đó.
Nét riêng biệt của giá trị doanh nghiệp thể hiện thông qua nhiều khía cạnh khác nhau. Chẳng hạn như nhân viên, khách hàng, thái độ, tác phong làm việc, sự chuyên nghiệp… Chính những giá trị đó sẽ góp phần tạo dựng nên văn hóa của doanh nghiệp.
Thực tiễn của doanh nghiệp
Yếu tố thực tiễn có vai trò hiện thực hóa những tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo cần phải đưa yếu tố thực tiễn vào những nguyên tắc hoạt động thường ngày của doanh nghiệp để củng cố thêm sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp.
Ví dụ như, nếu một doanh nghiệp tuyên bố “con người chính là tài sản lớn nhất” thì doanh nghiệp ấy nên trực tiếp đầu tư vào con người theo những gì đã đưa ra. Đó ra tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
Chẳng hạn Công ty Wegmans có trụ sở tại New York đã đưa ra các giá trị sẽ thực hiện trong tương lai. Bao gồm “quan tâm” và “tôn trọng”. Đồng thời họ vẽ ra viễn cảnh “một công việc trong mơ”. Sau khi kết thúc quá trình đó, tạp chí Fortune đã bình chọn Wegmans đứng thứ 5 trong bảng xếp hạng các công ty tốt nhất tại Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, nếu một doanh nghiệp có giá trị “khá thấp” thì buộc ban lãnh đạo của doanh nghiệp phải khuyến khích từ nhân viên cho tới cấp quản lý cùng thảo luận để đưa ra các ý kiến về “giá trị chung”.
Mọi giá trị của doanh nghiệp cần phải được cân nhắc dựa trên những tiêu chí đánh giá và chính sách hoạt động của doanh nghiệp. Khi tổ chức hoàn thành tốt điều này thì doanh nghiệp mới có thể chuyển hóa “giá trị tinh thần” trở thành hiện thực.
Con người của doanh nghiệp
Trong việc cấu thành văn hóa của doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp coi yếu tố con người là vô cùng quan trọng.
Tại mỗi doanh nghiệp, con người không chỉ đơn thuần giúp định hình mà còn là người trực tiếp hiện thực hóa các mục tiêu. Con người đưa ra tầm nhìn và tạo nên giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp.
Hiện nay, để tìm ra nhân tố sáng giá phù hợp với văn hóa doanh nghiệp thì có rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp áp dụng chính sách tuyển dụng nhân sự nghiêm ngặt.
Yếu tố sức mạnh từ câu chuyện của doanh nghiệp
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển mô hình văn hóa doanh nghiệp thì không thể thiếu sự có mặt của yếu tố sức mạnh từ câu chuyện.
Bởi bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp cũng đều sở hữu một lịch sử riêng, khác biệt và độc đáo. Và không có doanh nghiệp nào phát triển vững mạnh mà có câu chuyện là giống nhau cả.
Những câu chuyện được đúc kết từ quá trình bắt đầu hình thành chính là “sức mạnh vô hình” giúp từng cá nhân trong doanh nghiệp thấu hiểu nơi mình đang lựa chọn để cống hiến. Từ đó tiếp bước sự nghiệp, thành tựu mà các thế hệ trước đây doanh nghiệp đã gây dựng.
Ví như Steve Jobs, với những câu chuyện thú vị xoay quanh cuộc đời của ông đã tạo dựng nên thương hiệu Apple vô cùng đắt giá hiện nay.
Hay như Coca-Cola, truyền lại cho thế hệ sau những bài học lịch sử vô cùng quý giá. Để giờ đây chúng trở thành kỷ niệm di sản của chính doanh nghiệp ấy.
Mong rằng những thông tin trên hữu ích, giúp anh chị hiểu rõ những yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp. Qua đó, anh chị có thể có kế hoạch chi tiết cải thiện văn hoá doanh nghiệp của mình. Bạn có thể truy cập vào Intracom Riverside để xem thêm những bài viết hữu ích khác về chủ đề nhân sự và tuyển dụng.