Cách Tính Mét Vuông Đúng Chuẩn Nhất Trong Xây Dựng

Người ngoại đạo xây dựng nếu mới nghe cách tính mét vuông (m2) trong xây dựng liên quan tới các hạng mục công trình, dễ cảm thấy mơ hồ và chưa rõ cụ thể sẽ tính toán như thế nào? Thế nhưng khi tìm hiểu công thức tính mét vuông ở bài viết dưới đây, bạn dù dân không chuyên cũng dễ dàng tính toán “phút mốt”! Thử xem nhé.

Mét vuông là gì và cách tính diện tích m2?

Mét vuông (m2) là một trong những đơn vị thường dùng nhất để đo diện tích. Đơn vị này có nguồn gốc từ toán học, dùng để đo độ lớn của bề mặt. Ở trong ngành xây dựng, các kiến trúc sư và thợ thi công thường xuyên dùng đơn vị diện tích m2 này để tính diện tích tường hoặc hay trang trí là yêu cầu tối quan trọng để đảm bảo độ chính xác cao nhất.

Tùy vào đặc điểm và yêu cầu khác nhau của mỗi công trình mà đơn vị đo lường có thể khác nhau. Ngoài đơn vị m2 được dùng phổ biến thì người trong ngành xây dựng có thể dùng đơn vị centimet vuông (cm2), hecta (ha), decimet vuông (dm2) hay rộng hơn là kilomet vuông (km2)…

cách tính mét vuông

Do đó dù hay dùng đơn vị đo diện tích là m2 thì bạn cũng cần biết cách quy đổi từ đơn vị m2 này sang các đơn vị tính diện tích khác. Mỗi đơn vị sẽ cách nhau 100 lần từ trước tới sau tính theo độ dài khoảng cách. Trong đó thì milimet vuông (mm²) và decimet vuông (dam²) là ít được dùng nhất, còn lại thì đều được dùng phổ biến. Phổ biến nhất vẫn là m2. Không chỉ trong xây dựng mà trong giao dịch kinh doanh cho thuê văn phòng diện tích lớn hay nhỏ thì cả bên bán và bên thuê đều phải tính m2 diện tích trước khi ký hợp đồng.

Cũng cần chú ý hai đơn vị đo là m và m2. Trong khi m2 là đơn vị đo độ lớn của bề mặt thì m là chiều dài của sự vật. Đừng nhầm lẫn giữa hai đơn vị này trong khi thiết kế, thi công xây dựng.

Các cách tính diện tích trong xây dựng

Trong xây dựng có nhiều hạng mục cần tính mét vuông nên tùy vào việc áp dụng hạng mục nào, các bạn hãy sử dụng cách tính mét vuông phù hợp. Để có thể tính được diện tính của đất dùng để xây nhà thì chúng ta cần phải tìm các số liệu về chiều dài và chiều rộng của mảnh đất trước. Từ đó, áp các con số vào công thức chuẩn.

Cách tính diện tích đất, diện tích mặt bằng

Có rất nhiều hình thù khác nhau khi nhắc tới một mặt bằng. Trước khi bắt tay vào thiết kế, thi công, hoặc đơn giản là sơn sửa lại mặt bằng thì điều trước tiên người kỹ sư/ thợ xây dựng cần làm là phải tính toán diện tích mặt bằng cụ thể. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu cách tính mét vuông những hình dạng mặt bằng phổ biến nhất.

Miếng đất hình chữ nhật

Nếu miếng đất hình chữ nhật thì diện tích (m2) sẽ bằng: chiều dài (m) x chiều rộng (m).

Ví dụ: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài là 30m, chiều rộng 5m. Cần tính diện tích của mảnh đất này?

Cách tính m2 diện tích của mảnh này là ta áp dụng công thức: S = 30m x 5m = 150 m2 ( mét vuông)

Miếng đất hình tam giác

Diện tích tam giác bằng ½ tích của chiều cao hạ từ đỉnh với độ dài cạnh đối diện của đỉnh đó. Thế nên, ta cần biết hai thông số là chiều cao và độ dài cạnh đáy để tính.

S (m2) = chiều cao (m) x độ dài đáy (m) : 2

Ví dụ: Một mảnh đất hình tam giác vuông có chiều dài của cạnh góc vuông thứ nhất là 16m, chiều dài của cạnh góc vuông thứ 2 là 12m. Tính diện tích của mảnh đất này?

Cách tính mét vuông diện tích của mảnh tam giác này là: S = (16m x 12m) : 2 = 96 m2 (mét vuông).

Miếng đất hình tròn

Ta có diện tích của mảnh đất hình tròn như sau: S = π.r2

Trong đó, cụ thể ý nghĩa mỗi thông số là:

r: là bán kính hình tròn

π có giá trị =3.14

Để có thể tìm được diện tính của đất có hình tròn một cách nhanh chóng và chính xác thì chúng ta hãy tìm các số liệu về bán kính của mảnh đất trước để có thể áp các con số vào công thức chuẩn. Việc áp dụng công thức tính diện tích mảnh đất hình tròn phức tạp hơn các hình khác vì nó đặc biệt hơn.

Miếng đất hình đa giác

Không phải mảnh đất nào cũng đẹp và góc cạnh đơn giản. Có nhiều mảnh đất có hình thù đa giác, phức tạp. Lúc này, các bạn phải chia mảnh đất ra thành các hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tam giác nhỏ, hình tròn. Tính diện tích từng hình nhỏ bằng các công thức phía trên như bình thường. Sau đó, đem cộng tất cả lại để có thể tìm ra diện tích của mảnh đất cuối cùng. Như vậy mới chuẩn xác.

Cách tính diện tích m2 cho các bộ phận khác nhau của công trình

Trong xây dựng, không phải đơn giản chỉ tính mặt bằng diện tích là xong mà trong quá trình thi công, yêu cầu phải tính diện tích nhiều bộ phận khác nhau. Khi đó, bạn cần nắm vững các công thức tính diện tích phù hợp và chuẩn xác nhất.

Tính diện tích mét vuông cho tầng hầm

Đa số dân xây dựng dựa vào độ sâu của tầng hầm mà tính diện tích.

– Từ 1,3m trở xuống sẽ bằng 150% diện tích tầng trệt,

– Dưới 1,7m sẽ bằng 170% và dưới 2m được tính bằng 200% .

Còn với công trình sâu 2 m trở lên thì mục diện tích này thường được tính bằng 250% diện tích của tầng trệt.

Tính diện tích mét vuông phần thân

– Khi tính diện tích phần thân nếu bao gồm cả mái che sẽ tính bằng 100% diện tích mặt sàn của tầng hầm, tầng trệt, tầng cao cộng lại.

– Còn nếu không bao gồm mái che (sân thượng hoặc tầng trên cùng không cần mái che) thì tính diện tích thân công trình sẽ bằng 50% diện tích mặt sàn của tầng không có mái đó.

Đối với trường hợp phần mái được tính riêng, nhà thầu sẽ tùy từng loại mái sẽ có các cách tính khác nhau ví dụ:

+ Tính mái sân thượng là 30%,

+ Tính mái bê tông là 50%

+ Tính mái tôn từ 15 – 30%

+ Tính mái ngói 70%

Trên đây là một số cách tính mét vuông phổ biến đảm bảo tiêu chí nhanh và chính xác. Với các cách tính khá chi tiết này, mong rằng bạn đã nắm được cách tính mét vuông xây dựng cho từng phần ngôi nhà hay cho tổng quan mặt bằng. Từ đó bạn sẽ thuận tiện và có thể dự trù được chi phí cho xây dựng toàn bộ ngôi nhà. Hoặc đơn giản là giúp cho việc thiết kế, cải tạo… mặt bằng hoặc việc đi thuê mặt bằng đều thuận lợi hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ thuê văn phòng

    Bình luận