Cầu Nhật Tân Bắc Qua Sông Nào?

Cầu Nhật Tân là một trong những biểu tượng mới của Hà Nội về sự bề thế, kiên cố và thẩm mỹ. Xoay quanh thông tin về cây cầu này, nhiều người thắc mắc: “Cầu Nhật Tân bắc qua sông nào?”, “cầu Nhật Tân có điều gì đặc biệt”?… Bài viết dưới đây sẽ gỡ rối tất tần tật các câu hỏi đó.

Giới thiệu về cầu Nhật Tân

Trước khi tìm hiểu về cầu Nhật Tân bắc qua sông nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu một số thông tin cơ bản của cầu. Tổng chiều dài của cầu Nhật Tân là 9,17 km, trong đó phần cầu chính dài 3,9 km, còn đoạn cầu dẫn dài 5,27 km. Mặt cầu Nhật Tân rộng tới 43,2m sở hữu 8 làn x, 2 chiều đi lại thoải mái. Đường chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe máy, 2 làn xe buýt phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ.

Đi từ đầu tới cuối cầu, từ Phú Thượng – Tây Hồ sang Vĩnh Ngọc – Đông Anh chỉ mất khoảng 10 phút, rất nhanh chóng, không phải “mua giờ” đi thuyền đò hay “mua đường” qua những cây cầu khác nữa. Ước mong của người dân hai bờ sông bao năm nay đã được toại nguyện vào tháng 1 năm 2015 – thời điểm khánh thành cây cầu.

cầu nhật tân bắc qua sông nào

Số vốn đầu tư cho dự án Nhật Tân là 13.626 tỉ đồng gồm vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Đây là một con số “khủng” cho thấy kỳ vọng lớn của nhân dân và chính quyền cho một cây cầu mang trọng trách lớn về giao thông, kinh tế, xã hội, chính trị.

Từ khi cây cầu Nhật Tân được xây dựng, bộ mặt đô thị của hai khu vực đầu cầu cũng khởi sắc hơn nhiều. Nhất là địa phận xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh. Nơi đây trước nay là vùng ven đô còn nhiều hạn chế về các công trình xây dựng. Nay nhờ cầu Nhật Tân mà có sự thuận lợi về giao thông, giao thương với nội đô nên đã thay da đổi thịt hơn. Bằng chứng là có nhiều chung cư ven sông Hồng, có hệ thống đường sá hoàn thiện, khu đô thị, siêu thị, dịch vụ vui chơi giải trí… mọc lên.

Cầu Nhật Tân Bắc qua sông nào?

Cầu Nhật Tân là một trong số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội. Đây là một cây cầu tầm cỡ cả về vốn, quy mô và thiết kế lọt vào top bậc nhất ở thủ đô Hà Nội, tính đến thời điểm hiện tại. Cây cầu góp phần tô điểm dòng sông Hồng chở nặng phù sa văn hóa, mang trầm tích của bao thế hệ đồng bằng châu thổ.

Nếu thắc mắc “cầu Nhật Tân bắc qua sông nào?” thì bạn hẳn đã có câu trả lời rồi phải không? Đó là sông Hồng. Sông Hồng bắt nguồn từ trung Quốc, vào địa phận Việt Nam và chảy qua 9 tỉnh thành là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình và Nam Định. Đoạn sông chảy qua Hà Nội có tốc độ chảy chậm rãi hơn đầu nguồn, mặt sông mở rộng.

Theo Quy hoạch Giao thông Vận tải thì cho tới năm 2030, tầm nhìn tới năm 2050, Hà Nội sẽ hoàn thiện 10 chiếc cầu nữa bắc qua sông Hồng. Lúc đó, con số cầu qua sông Hồng sẽ lên tới 18 cây cầu. Quy hoạch này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Những cây cầu bắc qua sông Hồng dù cũ hay mới đều là phương án căn cơ và bền vững. Ứng dụng phát triển của khoa học và công nghệ, tuổi đời các cây cầu không tính bằng năm mà tính bằng thế kỷ. Vì thế, cầu qua sông Hồng là giải pháp căn cơ và dài hạn giúp các vùng của thủ đô, nhất là nội và ngoại thành kết nối nhanh chóng và dễ dàng. Khi bài toán mật độ giao thông ngày càng cao, khiến cho những cây cầu cũ phải gồng mình gánh chịu áp lực thì sự xuất hiện của những cây cầu hiện đại như Nhật Tân và những cầy cầu khác trong tương lai là lời giải hợp lý.

Nhật Tân – cây cầu “hàng hiếm” thế giới

Tại sao lại nói cầu Nhật Tân là “hàng hiếm”? Thứ nhất, trên thế giới hiện nay không có nhiều cây cầu dây văng nhiều nhịp liên tục như cây cầu Nhật Tân. Thứ hai, công nghệ thi công dây văng nhiều nhịp là một công nghệ khó trong giới xây dựng. Thứ ba, cầu Nhật Tân còn hội tụ các công nghệ tiên tiến lần đầu áp dụng ở Việt Nam khác. Ví dụ, hộp neo bằng thép trên trụ tháp cùng hệ thống quan trắc theo dõi với trang thiết bị tiên tiến như đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép

Kết cấu của cầu được các chủ thầu uy tín tại Nhật Bản thi công cầu kỳ. Cây cầu có 5 trụ tháp chính kết nối các nhịp dây văng nâng đỡ chắc chắn tất cả phần chính của cây cầu. Năm trụ tháp này tượng trưng cho 5 cửa ô cổ kính – biểu tượng văn hóa đặc sắc Hà Nội, đón chào những người con Hà Nội và du khách thập phương vào Hà Nội.

Bên cạnh đó, năm trụ tháp cũng là biểu tượng của năm cánh hoa anh đào – vốn được xem như “quốc hoa”của Nhật Bản. Một cây cầu, nhiều ý nghĩa, là thành quả của sự hỗ trợ của Nhật Bản dành cho Việt Nam. Vì thế nên Nhật Tân còn được gọi với cái tên “cầu hữu nghị Việt – Nhật”. Giờ thì ngoài thắc mắc “cầu Nhật Tân bắc qua sông nào?”, bạn có thấy muốn tìm hiểu thêm về cây cầu này nữa không? Cây cầu có rất nhiều câu chuyện thú vị phải không?

Để lên cầu Nhật Tân, đi từ phía Tây Hồ sang Đông Anh, bạn có thể di chuyển tới nút giao với tuyến nhánh 1C rồi đi lên cầu. Nếu đi hướng đường Hoàng Quốc Việt, Lạc Long Quân bạn hãy tới nút giao vành đai 2 với Xuân La để đi lên. Có một số lưu ý cho các phương tiện như: Xe kéo, người đi bộ không được phép đi lên cầu. Còn các phương tiện xe đạp, xe thồ, xe đạp điện được phép hoạt động trong trên cầu ở khung giờ từ 22:00 pm đến 5:00 am. Đặc biệt, tất cả các phương tiện phải đi đúng làn, đúng tuyến để đảm bảo an toàn cao nhất trên cầu.

>> Có thể bạn quan tâm đến: Cầu Nhật Tân dài bao nhiêu Km?

Đi trên cầu Nhật Tân, ban ngày bạn sẽ cảm nhận được sự hùng vĩ của cây cầu và trầm trồ khung cảnh khoáng đạt nên thơ của phố phường, sông nước. Buổi tối, khi ánh điện trên cầu Nhật Tân thắp lên, kết hợp ánh đèn phía bên dưới của chung cư chân cầu Nhật Tân Đông Anh, bạn sẽ thấy cây cầu nên thơ, đằm thắm và huyền bí. Nhìn cây cầu Nhật Tân như một sân khấu ánh sáng thu hút mọi ánh nhìn.

Cầu Nhật Tân bắc qua sông nào?” là câu hỏi của nhiều người. Để trả lời, ngắn gọn sẽ là sông Hồng. Nhưng đầy đủ thì sẽ tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Bởi dù là cầu Nhật Tân hay là sông Hồng đều mang trong mình những câu chuyện đặc biệt, khó tìm thấy ở một nơi nào khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ thuê văn phòng

    Bình luận