Cầu Nhật Tân Khánh Thành Năm Nào?
Hiện nay, cầu Nhật Tân là một trong những cây cầu hiện đại bậc nhất của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Rất nhiều câu hỏi được mọi người thắc mắc xoay quanh cầu Nhật Tân, trong đó có câu: “cầu Nhật Tân khánh thành năm nào?” Cùng tìm hiểu những thông tin thú vị về cây cầu này ngay bài viết dưới đây.
Mục lục
Những thông tin chung về cầu Nhật Tân
Cùng với cầu Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Văn Lang thì cầu Nhật Tân được ghi nhận là một trong 8 cây cầu huyết mạch của Thủ đô Hà Nội.
Cầu Nhật Tân cũng là tuyến giao thông quan trọng góp phần giảm tải ùn tắc cho các cây cầu cũ. Người ta vẫn nhắc tới đặc điểm của cầu Nhật Tân là cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam, như một biểu tượng mới của thủ đô. Rất nhiều người lần đầu tới Hà Nội thường tò mò: “Cầu Nhật Tân khánh thành năm nào?” vì nhìn thấy cầu rất mới và đẹp. Đây đúng là một trong những cây cầu mới nhất của đoạn sông Hồng qua Hà Nội.
Cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng, ở điểm nối Phú Thượng – quận Tây Hồ với xã Vĩnh Ngọc – huyện Đông Anh. Kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp. Đây là cây cầu dây văng hoành tráng, dài nhất Việt Nam. Cầu có 5 trụ tháp hình thoi và 5 nhịp dây văng, là 1 trong 3 cầu trên thế giới có 5 nhịp cầu dây văng liên tục. Còn ở châu Á thì đây là cây cầu dây văng 5 trụ tháp lần đầu tiên được thi công. Đây là điều khiến cho giới xây dựng trên thế giới đều biết tiếng cầu Nhật Tân.
Mặt cầu rộng 43,2 m thoải mái cho 8 làn xe di chuyển cả hai chiều. Trong đó, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe máy, 2 làn xe buýt phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ. Cầu dài 3,9 km, đường dẫn 5,27 km, trong đó phần chính của cầu qua sông dài 2,5 km.
Cầu Nhật Tân cũng là cao tốc nội đô quan trọng. Sự có mặt của cầu Nhật Tân đã rút ngắn thời gian đi từ trung tâm Hà Nội tới sân bay Nội Bài xuống chỉ còn khoảng 15 – 20 phút, thông qua đường Võ Nguyên Giáp. Đây là một con đường đối ngoại nổi tiếng cũng được khánh thành cùng ngày với cầu Nhật Tân. Trục Nhật Tân – Nội Bài trở thành trục giao thông rất quan trọng ở phía bắc sông Hồng, tạo tiền đề từ đó phát triển các khu đô thị phía bắc. Riêng khu vực chân cầu Nhật Tân, nhiều công trình mới đã mọc lên sau khi cầu Nhật Tân xuất hiện, điển hình là Intracom Nhật Tân – dự án tổ hợp chung cư, văn phòng, thương mại hiện đại.
Cầu Nhật Tân khánh thành năm nào?
Được xây dựng từ 2009, sau 6 năm, khối lượng việc khổng lồ đã hoàn tất, đưa dự án cầu Nhật Tân cán đích. Ngày 4 tháng 1 năm 2015, cầu Nhật Tân chính thức khánh thành thông xe. Ngày khánh thành, ngoài sự có mặt của lãnh đạo hai nước Việt – Nhật, lãnh đạo thành phố Hà Nội thì còn có sự tham gia của nhiều người dân. Ngày khánh thành được báo chí Việt Nam, Nhật Bản và báo chí thế giới đưa tin rầm rộ.
Không phải ai cũng biết cầu Nhật Tân khánh thành năm nào? Tuy nhiên, nếu muốn tìm hiểu về thông tin về cầu Nhật Tân nói chung hay thông tin về ngày khánh thành nói riêng thì bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên google tìm kiếm vì đây thực sự là một sự kiện quan trọng, được đưa tin rầm rộ trước đó. Cầu Nhật Tân là một trong những cây cầu có tổng mức đầu tư lớn tới hơn 13.626 tỷ đồng. Số tiền này gồm vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (gọi tắt là JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Tham gia xây dựng cầu Nhật Tân là các chủ thầu Nhật Bản, các chuyên gia xây dựng cầu đường, nhiều nhà khoa học và kỹ sư xây dựng Nhật Bản. Bên cạnh đó, các kỹ sư, chuyên gia và thợ của Việt Nam cũng đồng hành góp sức quan trọng. Trước khi lên cầu, bạn có thể nhìn thấy bảng tên cầu và hình quốc kỳ 2 nước được gắn trang trọng. Đây là một công trình tiêu biểu hiện hữu chứng minh cho mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản. Không chỉ là tình hữu nghị giữa các vị lãnh đạo mà còn là tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
>> Xem thêm: Cầu Nhật Tân bắc qua sông nào ?
Những công nghệ mới và hiện đại bậc nhất ứng dụng tại cầu Nhật Tân
Đầu tiên là việc tìm ra các phương pháp đặc biệt và an toàn để thi công cầu 5 trụ tháp đảm bảo vừa yếu tố kỹ thuật, vừa yếu tố mỹ thuật. Trước đó, ở Việt Nam, các đơn vị thi công mới chỉ thành công khi xây cầu dây văng với 2 trụ tháp như: Cầu Bính, cầu Bãi Cháy, Rạch Miễu… chưa từng thi công cầu 5 trụ tháp. Kết cấu chịu lực của cầu 2 trụ tháp và cầu 5 trụ tháp hoàn toàn khác nhau.
Vì thế nên các chuyên gia, kỹ sư Nhật – Việt đã ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Tất cả trụ tháp đặt trên nền móng vòng vây cọc ống thép SPSP tối tân. Công nghệ này lần đầu được sử dụng ở Việt Nam và cũng khá mới trên thế giới. Ngoài ra, cầu Nhật Tân còn có công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp. Đồng thời, hệ thống quan trắc theo dõi với nhiều thiết bị hiện đại như đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép cũng được ưu tiên sử dụng.
Tiến độ là một trong những yếu tố đặt lên hàng đầu bên cạnh chất lượng thi công. Thế nên, để hoàn thành cầu Nhật Tân sau 6 năm, đội ngũ kỹ sư, công nhân Việt – Nhật phải đã ngày đêm tất bật trên công trình. Các lãnh đạo hai nước luôn bám sát và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh khi thi công.
Sau nhiều năm đi vào hoạt động, cầu Nhật Tân vẫn là một trong những cây cầu nổi tiếng của Việt Nam về công nghệ, kỹ thuật và ý nghĩa giao thông, chính trị, xã hội chiến lược. Tìm hiểu về cầu Nhật Tân, bạn đừng bỏ qua thông tin cầu Nhật Tân khánh thành năm nào. Bởi đó là một trong số những thông tin quan trọng, để ta tự hào về cây cầu hiện đại này.
++ Tham khảo thêm: Cầu Nhật Tân bao nhiêu km ?