Cầu Nhật Tân Nối Với Đường Nào?
Cầu Nhật Tân là một biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội. Cầu xác lập nhiều kỷ lục về xây dựng và kiến trúc, nổi tiếng cả ở trong và ngoài nước. “Cầu Nhật Tân nối với đường nào?” là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu các thông tin về cây cầu này. Là một trong tám cây cầu bắc qua sông Hồng tính tới thời điểm hiện tại, cầu Nhật Tân có vị trí chiến lược quan trọng về giao thông, chính trị, kinh tế, xã hội. Cùng tìm hiểu các thông tin về cây cầu dưới bài viết sau.
Mục lục
Những thông tin thú vị về cầu Nhật Tân
Chúng ta thường gọi cầu bằng cái tên một làng hoa nổi tiếng – Nhật Tân. Thế nhưng, đó không phải là cái tên duy nhất. Cầu còn có một tên gọi khác là “Cầu hữu nghị Việt – Nhật” để minh chứng cho tình hữu nghị của hai nước Việt Nam – Nhật Bản. Tại sao lại như vậy? Và cầu Nhật Tân nối với đường nào?
Cầu Nhật Tân là cây cầu có vốn đầu tư lớn. Tổng mức đầu tư của cầu hơn 13.626 tỷ đồng, gồm vốn vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Trước cầu Nhật Tân, nhờ sự giúp đỡ của Nhật Bản, Việt Nam đã có được nhiều công trình giao thông có quy mô đầu tư lớn, công nghệ thi công phức tạp và có ý nghĩa quan trọng trong giao thông, kinh tế như hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, cảng Tiên Sa, cầu Cần thơ, cầu Bãi Cháy…
Điểm đáng chú ý là sau khi cầu Nhật Tân xuất hiện thì bộ mặt hạ tầng đô thị của khu vực gần cầu đã thay đổi tích cực. Đặc biệt là phía bên đầu cầu Đông Anh, nhiều chung cư chân cầu Nhật Tân mọc lên, thu hút dân cư và các tiện ích ngoại khu.
Trong suốt quá trình thi công cầu Nhật Tân 6 năm, đội ngũ chuyên gia, kỹ sư Nhật bản đã sát cánh cùng với các kỹ sư, công nhân Việt Nam để xây cầu bền chắc, an toàn, có tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, cầu xác lập những kỷ lục như là một trong ba cầu 5 trụ tháp ở châu Á, là một trong năm cầu có 5 nhịp dây văng liên tiếp trên thế giới. Xây cầu nhiều trụ tháp, nhiều nhịp dây văng đòi hỏi những công nghệ tiên tiến và phức tạp trong xây dựng mà không phải nước nào cũng đủ vốn, công nghệ, nhân lực để hoàn thiện.
Mặt cầu Nhật Tân rộng 43,2 m với 8 làn xe cho cả hai chiều, chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe máy, 2 làn xe buýt phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ. Cầu dài 3,9 km và có đường dẫn 5,27 km, trong đó phần chính của cầu qua sông dài 2,5 km.
Cầu Nhật Tân nối với đường nào?
Trước lúc có cầu Nhật Tân thì đi từ trung tâm thành phố ra trục đường ra QL18 – Sân bay Nội Bài rất xa, khoảng 1 tiếng đồng hồ. Nhưng khi có cầu Nhật Tân thì thời gian rút ngắn xuống một nửa, chỉ khoảng 30 phút thôi. Đồng thời, lượng phương tiện di chuyển không bị đổ dồn về phía cầu Thăng Long nữa mà phân tán ra thêm cầu Nhật Tân, giúp giảm ùn tắc, giảm áp lực cho các cây cầu cũ.
Cầu Nhật Tân kết nối với đường nào để có thể dễ dàng lưu thông cho người và xe, di chuyển từ nội đô ra ngoại thành? Đó là đường Võ Chí Công và đường Võ Nguyên Giáp. Những con đường này hợp nhất một dải với cầu Nhật Tân, trở thành một tuyến cao tốc nội đô quan trọng, tuyến đường huyết mạch của thành phố.
Đường Võ Chí Công
Võ Chí Công (quận Tây Hồ, Cầu Giấy) là đoạn đường từ phía Nam cầu Nhật Tân đi qua phường Phú Thượng, Xuân La (Tây Hồ), phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) đến khúc giao cắt với đường Hoàng Quốc Việt. Độ dài tuyến đường là 4,25km; rộng 57,5 – 64,5m. Con đường này khánh thành gần thời điểm khánh thành cầu Nhật Tân, tạo thành trục đường quy hoạch quy mô, khang trang và hiện đại, góp phần làm nâng tầm bộ mặt hạ tầng thành phố.
Đường Võ Nguyên Giáp
Có tổng vốn đầu tư là 6.742 tỉ đồng, đường Võ Nguyên Giáp được thiết kế phần đường chính đảm bảo tiêu chuẩn giao thông đường phố với vận tốc thiết kế 80km/h dành cho ô tô lưu thông. Các đường gom sử dụng cho xe máy, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp V, vận tốc thiết kế theo đường nội đô 40km/h.
Những ai thắc mắc về “cầu Nhật Tân nối với đường nào?” giờ hẳn đã Đây là những con đường được đặt tên nhân dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, ghi nhớ công lao của các vị anh hùng, danh nhân có công lớn với dân tộc trong lịch sử chiến tranh giữ nước.
Cầu Nhật Tân – cây cầu của kỹ thuật và công nghệ hiện đại
Rất nhiều công nghệ và kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới được ứng dụng khi thi công dự án cầu Nhật Tân. Các trụ tháp được đặt trên nền móng vòng vây cọc ống thép SPSP cực kỳ hiện đại – đây là kỹ thuật trước nay chưa từng có ở Việt Nam. Ngoài ra, còn có công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi sở hữu nhiều thiết bị hiện đại như đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép.
Theo nhiều chuyên gia về kiến trúc và xây dựng thì cầu Nhật Tân Đông Anh Hà Nội là một trong những cây cầu đáp ứng được vừa yếu tố bền vững, vừa yếu tố thẩm mỹ nhờ kết hợp thiết kế độc đáo cùng công nghệ hiện đại và tối tân. Tuổi thọ của cầu không tính bằng đơn vị năm mà có thể tính bằng đơn vị thế kỷ. Đặc biệt, cây cầu là một thành tựu của con người trước những biến động thất thường của thời tiết ngày càng khắc nghiệt.
Nhật Bản là đất nước nổi tiếng về mức độ thiên tai nhiều, trong đó có động đất. Thế nên, cây cầu Nhật Tân – cây cầu của sự hợp tác Việt – Nhật cũng mang trong mình khả năng chịu động đất lên tới 8 độ. Khả năng này hiếm có cây cầu nào có được nếu như chỉ xây dựng bình thường không áp dụng nhiều công nghệ mới hiện đại.
“Cầu Nhật Tân nối với đường nào?”, “Cầu Nhật Tân do ai xây dựng?”, “Cầu Nhật Tân có những đặc điểm gì?”… Tất cả những câu hỏi xoay quanh cầu Nhật Tân đó, hy vọng bạn đã có đủ câu trả lời trong bài viết này. Đây là cây cầu thứ 7 bắc qua sông Hồng ở Hà Nội tính tới thời điểm cầu khánh thành. Tới nay, con số này đã nâng lên 8. Trong định hướng quy hoạch hạ tầng đô thị – giao thông của Hà Nội, con số này sẽ nâng lên tới 18 cây cầu. Thế nhưng, chắc chắn với sự bền chắc, an toàn, thẩm mỹ và ý nghĩa đặc biệt của mình, cầu Nhật Tân sẽ luôn là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng.