Cầu Nhật Tân Xây Dựng Năm Nào? Tìm Hiểu Về Cây Cầu Thép Dây Văng Lớn Nhất Việt Nam

Cầu Nhật Tân được biết tới là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam. Đây là công trình tầm cỡ làm thay đổi diện mạo phía Bắc Hà Nội, tạo ra trục giao thông cao tốc nội đô huyết mạch tăng cường giao thương, phát triển kinh tế. Nhật Tân cũng là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam, được thế giới biết đến vì có nhiều công nghệ xây dựng hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn nhiều thông tin thú vị về cây cầu này như: Cầu Nhật Tân xây dựng năm nào? Có ý nghĩa gì với Hà Nội, với cả nước?…

Tuyến giao thông huyết mạch của Hà Nội

Trước đây, khi chưa có cầu Nhật Tân thì cầu Thăng Long là trục đường duy nhất mà nhiều người chọn lựa khi di chuyển từ trung tâm thành phố ra sân bay Nội Bài và chiều ngược lại. Thời gian di chuyển rất lâu, mất khoảng 1 tiếng đồng hồ. Hơn nữa, cầu Thăng Long cũng phải chịu áp lực phương tiện lớn, đối mặt với nguy cơ ùn tắc, quá tải. Trước khi tìm hiểu “cầu Nhật Tân xây dựng năm nào?” thì chúng ta hãy tìm hiểu về vai trò quan trọng của Nhật Tân trên bản đồ giao thông Hà Nội và phía Bắc nhé!

Sự xuất hiện của cầu Nhật Tân là giải pháp kịp thời và ý nghĩa cho hệ thống giao thông của Hà Nội, nhất là bản đồ giao thông khu vực bờ bắc sông Hồng. Lượng người và xe lưu thông qua cầu Thăng Long giảm tải hẳn từ khi xuất hiện cầu Nhật Tân. Hợp nhất với các con đường mới, quy mô và hoành tráng mới xây dựng là đường Võ Văn Kiệt, đường Võ Nguyên Giáp…

cầu nhật tân xây dựng năm nào

cầu Nhật Tân trở thành tuyến cao tốc nội đô hiện đại bậc nhất. Từ Nhật Tân đi tới sân bay nội bài chỉ mất 15 phút. Từ trung tâm thành phố ra sân bay Nội Bài chỉ còn 30 phút, rút ngắn thời gian xuống một nửa so với trước đây. Ngoài ra, từ Nhật Tân, có thể kết nối nhanh chóng với quốc lộ 5, quốc lộ 23, quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 1.

Ngoài ra, cầu Nhật Tân còn góp phần quan trọng hoàn chỉnh mạng lưới giao thông thủ đô, trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế – xã hội khu vực huyện Đông Anh và Sóc Sơn, TP Hà Nội. Ta có thể nhận thấy, nhất là khu vực Đông Anh, nhờ giao thương thuận lợi với nội đô qua cầu Nhật Tân mà đã phát triển vượt bậc. Nhiều chung cư, công viên, khu trung tâm thương mại, bệnh viện… được xây dựng gần khu chân cầu, nổi bật là chung cư Intracom cầu Nhật Tân. Bộ mặt đô thị của khu vực hai đầu cầu nói riêng và Hà Nội nói chung được tô điểm thêm, hiện đại và khang trang hơn.

Cầu Nhật Tân xây dựng năm nào?

Đây là một trong những dự án trọng điểm quốc gia có mức tổng số vốn đầu tư lên đến 13.626 tỉ đồng chủ yếu từ vốn hỗ trợ của Nhật Bản, một phần là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Cầu Nhật Tân được bắt đầu xây dựng từ tháng 3/2009, trải qua 6 năm thi công dưới sự giám sát của chủ thầu là công ty xây dựng có tiếng của Nhật Bản và sự kề vai sát cánh của kỹ sư, công nhân Việt – Nhật thì tới tháng 4/2015, cầu đã chính thức khánh thành.

Với các bạn thắc mắc “cầu Nhật Tân xây dựng năm nào”? hẳn đã có câu trả lời rồi phải không. Cầu có phần chính dài 1.500m2, bề mặt cầu rộng 33,2m bố trí sáu làn xe, hai làn dừng xe khẩn cấp, đường dẫn phía bắc rộng 70-100m, đường dẫn phía nam rộng 64m.

Khi di chuyển để lên cầu Nhật Tân, các bạn có hai cách (từ phía Tây Hồ sang Đông Anh), nếu bạn đi đường Yên Phụ, Âu Cơ, An Dương Vương hãy đi tới nút giao với tuyến nhánh 1C rồi lên cầu. Còn đi hướng đường Hoàng Quốc Việt, Lạc Long Quân thì tới nút giao vành đai 2 với Xuân La để lên cầu.

Đặc biệt, cầu Nhật Tân có những lưu ý nhất định cho các phương tiện mà bạn cần phải biết như: Xe kéo, xe súc vật, người đi bộ không được đi lên cầu. Riêng xe đạp, xe thồ, xe đạp điện thì được hoạt động nhưng chỉ ở khung giờ từ 10 giờ tối hôm trước tới 5 giờ sáng hôm sau. Tất cả các phương tiện phải đi đứng làn, đúng tuyến quy định để đảm bảo an toàn giao thông trên cầu. Bởi cầu Nhật Tân có nhiều làn, xe đi với tốc độ cao nên tất cả người và phương tiện khi đi lên cầu phải chú ý.

>> Tham khảo thêm: Cầu Nhật Tân ở đâu Hà Nội

Cầu Nhật Tân là cây cầu thép dây văng “nổi tiếng” ở Việt Nam và thế giới

Ở Việt Nam có khá nhiều cây cầu thép dây văng như là cầu Bạch Đằng, cầu bãi Cháy, cầu Rào, cầu Bính… Tuy nhiên, để nói về công nghệ tích hợp làm nên cầu và số nhịp trụ tháp – dây văng thì tính tới thời điểm hiện tại chưa có cây cầu nào ở Việt Nam qua nổi cây cầu Nhật Tân.

Cầu Nhật Tân là một trong ít những cây cầy dây văng trên thế giới có 5 nhịp. Cầu dây văng được biết tới là cầu sở hữu kết cấu liên hợp bao gồm hệ thống dầm liên tục bằng thép hoặc bê tông cốt thép, liên  kết với các trụ tháp thông qua các cáp thép đóng vai trò dây treo (dây văng). Cầu có thể có 1 hay nhiều tháp cầu nhưng nhiều tháp cầu sẽ khó hơn. Cầu dây văng có ưu điểm là có thể vượt nhịp lớn, kết cấu thanh mảnh, tạo dáng kiến trúc đẹp. Chiêm ngưỡng cầu Nhật Tân, bạn sẽ thấy sự đặc biệt của thiết kế này.

Nhiều người biết cầu Nhật Tân xây dựng năm nào tỏ ra bất ngờ vì thời điểm thi công cầu đó, các kỹ sư Việt – Nhật đã hợp tác làm ra được cây cầu dùng nhiều máy móc, kỹ thuật, công nghệ tiên tới tới vậy. Tới thời điểm hiện tại, những công nghệ đó chưa hẳn đã đơn giản và phổ biến. Có thể lý giải vì sao, việc khánh thành một cây cầu Nhật Tân hiện đại ở thời điểm đó tại Việt Nam đã khiến giới xây dựng trên thế giới trầm trồ.

Một số công nghệ điển hình được áp dụng khi thi công cầu Nhật Tân là: sử dụng móng cọc ống thép để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng; sử dụng hệ dầm thép liên hợp bản mặt cầu bê tông cốt thép; công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi với nhiều thiết bị hiện đại như đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của các bạn về cầu Nhật Tân xây dựng năm nào? Cầu Nhật Tân có công nghệ gì đặc biệt trong thi công? Ý nghĩa của cầu Nhật Tân là gì?… Theo các chuyên gia xây dựng thì cầu Nhật Tân có tuổi đời phải tính bằng thế kỷ. Còn với người dân và Chính phủ hai nước Việt – Nhật thì đây là cây cầu minh chứng cho tình giao hảo tốt đẹp. Thế nên, cầu Nhật Tân thực sự là một công trình tầm cỡ mà dù thời gian có trôi đi, vai trò, vị trí và ý nghĩa của nó vẫn khó có cây cầu nào thay thế được.

++ Tìm hiểu thêm: Cầu Nhật Tân Nối Với Đường Nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ thuê văn phòng

    Bình luận