Vai trò quan trọng của đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp luôn là yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển ổn định và bền vững cho mỗi doanh nghiệp. Dù là doanh nghiệp nhỏ, vừa hay các doanh nghiệp lớn đều không thể bỏ qua việc xây dựng đạo đức kinh doanh và văn hóa riêng biệt của doanh nghiệp mình.

Thế nào là đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp?

Đạo đức kinh doanh là gì?

Đạo đức kinh doanh có thể hiểu là một tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ có tác dụng chỉ dẫn, điều chỉnh và kiểm soát hành vi nhằm đảm bảo chuẩn mực và sự trung thực trong hoạt động của chủ thể kinh doanh.

Đạo đức kinh doanh khác hoàn toàn với pháp luật vì: đạo đức kinh doanh là sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế mà hoàn toàn tự nguyện. Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh rộng hơn pháp luật, bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần.

đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là những nhận thức, phép ứng xử, cách thức giao tiếp, các phẩm chất chỉ có ở một doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những nét văn hóa khác nhau và hiện thị qua nhiều yếu tố như: cách ứng xử, giao tiếp của mọi người trong công ty với nhau và với thế giới bên ngoài; các quy định nội bộ của công ty; đồng phục công ty….

Văn hoá của một doanh nghiệp được hình thành bởi các giá trị cốt lõi từ người lãnh đạo các doanh nghiệp cùng với chiến lược, định hướng, thói quen và đạo đức được chi phối bởi những người xung quanh.

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp có mối quan hệ vô cùng mất thiết với nhau. Đạo đức kinh doanh là một bộ phận vô cùng quan trọng tạo nên văn hóa doanh nghiệp, là yếu tố nền tảng để tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng đối với doanh nghiệp.

Vai trò của đạo đức và văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển

Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp đồng hành cùng xã hội, phát huy trách nhiệm với cộng đồng, môi trường sinh thái mà còn tạo ra sức mạnh nội lực để thúc đẩy sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp đó.

Các doanh nghiệp hoàn toàn có thể kinh doanh cùng một mặt hàng, cùng một công nghệ, có cùng một tệp khách hàng, tuy nhiên, văn hóa và đạo đức kinh doanh thì không bao giờ có thể giống nhau. Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức trong thời đại mới, là yếu tố giúp doanh nghiệp đứng vững trước những thay đổi, biến cố.

Một trong những vai trò của văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đối với sự phát triển của doanh nghiệp đó chính là giúp cho doanh nghiệp được hoạt động theo pháp luật, các cá nhân, nhân viên trong doanh nghiệp luôn có những hành vi đúng chuẩn mực đối với khách hàng, các doanh nghiệp khác và với chính môi trường doanh nghiệp của mình.

Tiếp đó, nhờ vào đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng lòng tin giữa họ với khách hàng. Nếu người tiêu dùng cảm thấy rằng một doanh nghiệp có thể được tin cậy, khả năng họ lựa chọn doanh nghiệp đó sẽ cao hơn các đối thủ cạnh tranh. Một số doanh nghiệp sử dụng các khía cạnh của đạo đức kinh doanh như một công cụ tiếp thị. Tận dụng đạo đức kinh doanh một cách khéo léo có thể giúp tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp xây dựng đạo đức doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp tốt sẽ là nền tảng vững chắc để thu hút các nhà đầu tư và các cổ đông khác. Các nhân viên khi được sống và làm việc trong một môi trường có văn hóa, có đạo đức kinh doanh cũng sẽ cống hiến hết mình, gắn bó với doanh nghiệp và tận tâm với công việc hơn.

Đạo đức và văn hóa doanh nghiệp góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia

Đạo đức và văn hóa doanh nghiệp không chỉ là nền tảng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và còn góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia. Các doanh nghiệp có đạo đức, văn hóa doanh nghiệp sẽ biết cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp với cộng đồng, tạo sự uy tín đối với các đối tác, đặc biệt là các đối tác nước ngoài.

Đạo đức và văn hoá kinh doanh được xem như yếu tố di truyền văn hóa nhưng không thể bắt chước, sao chép. Yếu tố này được xây dựng từ nội lực bên trong, mang lại lợi thế cạnh tranh, lợi thế thương mại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp, bản thân mỗi doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và đạt được khát vọng phải đạt được tầm nhìn xuyên suốt và kiên định đi theo tầm nhìn đó.

Với những chia sẻ trên đây hi vọng đã giúp các bạn hiểu thế nào là đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp; vai trò của đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp đối với doanh nghiệp và xã hội hiện nay.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ thuê văn phòng

    Bình luận