Dự Án Cầu Nhật Tân – Biểu Tượng Tình Hữu Nghị Việt – Nhật

Dự án cầu Nhật Tân là một trong những công trình giao thông trọng điểm của thủ đô Hà Nội. Dự án không chỉ có ý nghĩa lớn về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng, đặc biệt là ý nghĩa về đối ngoại. Cây cầu được coi là biểu tượng bền vững của tình hữu nghị Việt – Nhật.

Dự án cầu Nhật Tân – cây cầu thép dây văng dài nhất Việt Nam

Cầu Nhật Tân được chính thức khởi công năm 2009. Cầu chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động năm 2015. Cầu nối khu vực Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội với Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội. Đây là cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Hồng được thế giới biết đến là top 5 cây cầu thép dây văng nhiều nhịp nhất thế giới.

Cầu có 5 trụ tháp và 5 nhịp dây văng, thi công đòi hỏi sự phức tạp và công nghệ hiện đại hơn nhiều lần so với thi công những cây cầu chỉ có từ 1 – 3 nhịp dây văng. Trước Nhật Tân, ở Việt Nam cũng có nhiều cầu dây văng thi công đơn giản hơn như cầu Bãi Cháy, cầu Bính, càu Rào…

dự án cầu Nhật Tân

Tổng chiều dài cầu và đường dẫn của cầu Nhật Tân Hà Nội là khoảng gần 9km; phần chính bắc qua sông dài 1,5 km, tổng các nhịp cầu chính dài 300m. Mặt cầu Nhật Tân rộng 33,2m với 8 làn xe cho cả hai chiều gồm: Đường dành cho người đi bộ, 2 làn xe buýt, 4 làn xe cơ giới và 2 dải xe hỗn hợp.

Sự xuất hiện của dự án cầu Nhật Tân đã góp phần lớn đưa hình ảnh một Việt Nam phát triển và hội nhập tới gần hơn với bạn bè quốc tế. Trên thế giới ở thời điểm đó, rất ít cây cầu áp dụng hệ thống quan đo lực căng cáp văng và công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp với nhiều nhịp và dây văng liên tục… Đó chính là những công nghệ làm cầu hiện đại lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Giới xây dựng thế giới đã nhìn Việt Nam bằng một con mắt khác và đánh giá bộ mặt hạ tầng đô thị của Việt Nam rất khác sau khi cầu Nhật Tân chính thức thông xe.

Tại sao dự án cầu Nhật Tân lại là biểu tượng của mối quan hệ Việt – Nhật?

Tổng mức đầu tư cho dự án cầu Nhật Tân là hơn 13.626 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn khổng lồ không chỉ với Việt Nam mà với bất cứ quốc gia đang phát triển nào, khi thi công một cây cầu. Vốn này chủ yếu vay từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Từ năm 1992 đến nay, Nhật Bản luôn là quốc gia top 1 về tài trợ vốn ODA cho Việt Nam để phát triển hạ tầng, kinh tế. Trong bối cảnh nền kinh tế và khoa học kỹ thuật trong nước chưa thực sự phát triển, thì nguốn vốn ODA đi cùng với mạng lưới công nghệ tiên tiến của Nhật Bản đã, đang và sẽ góp phần lớn trong việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam.

Mỗi công trình, mỗi dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản là một biểu tượng của sự giúp đỡ mà Chính phủ và nhân dân Nhật Bản dành cho Việt Nam. Cây cầu Nhật Tân cũng không ngoại lệ. Đây thực sự là một minh chứng rõ ràng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai Nhà nước, hai Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam – Nhật Bản.

Ý nghĩa của cầu Nhật Tân Đông Anh Hà Nội chưa dừng ở đó khi nói về mối quan hệ giao hảo Việt – Nhật. Không chỉ hỗ trợ chủ yếu về vốn qua ODA mà Nhật còn hỗ trợ nhiều về công nghệ, con người. Nhà thầu thi công cầu Nhật Tân là công ty xây dựng lão làng của Nhật Bản với kinh nghiệm xây những công trình nổi tiếng ở xứ sở hoa anh đào. Đội ngũ chuyên gia và kỹ sư của Nhật cũng hỗ trợ nhiệt tình suốt 6 năm dài thi công cầu, sát cánh cùng kỹ sư và công nhân của Việt Nam.

Ngoài ra, dự án cầu Nhật Tân còn tích hợp nhiều công nghệ hiện đại bậc nhất trên thế giới trong thi công cầu dây văng nhiều nhịp. Có những công nghệ lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam. Các công nghệ này đều do phía chuyên gia xây dựng Nhật chuyển giao và trực tiếp giám sát thi công. Điển hình như công nghệ hộp neo bằng thép trên trụ tháp, hệ thống quan trắc theo dõi với nhiều thiết bị hiện đại như đo lực căng cáp văng, đo ứng suất cốt thép, dầm thép.

5 nhịp dây văng của cầu Nhật Tân có ý nghĩa gì?

Những người con xa Hà Nội, khi trở về, từ xa, thấy 5 nhịp cầu dây văng như 5 cửa ô Hà Nội chào đón. Cửa ô chính là nhân chứng của lịch sử, văn hóa bao đời nay ở Hà Nội. Trên một công trình hiện đại mang tầm cỡ thế giới như cầu Nhật Tân xuất hiện biểu tượng văn hóa của Hà Nội chính là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Với bạn bè quốc tế, nhìn vào cây cầu này, hiểu ý nghĩa biểu tượng của 5 nhịp dây văng này sẽ thấy một phần phát triển của Hà Nội, của Việt Nam. Đó là sự phát triển đi cùng với việc bảo tồn nét văn hóa bản sắc của dân tộc.

Ngoài ra, 5 nhịp dây văng này còn biểu tượng cho văn hóa của địa phương, nơi dự án cầu Nhật Tân tọa lạc. Phường Nhật Tân, quận Tây Hồ là một phường nổi tiếng nhiều đời nay trồng hoa và cây cảnh. Lấy tên phường truyền thống này đặt tên cho cầu thể hiện sự trân quý những nét đẹp văn hóa dân gian cổ truyền của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Về phía Nhật Bản, 5 nhịp dây văng đi với 5 trụ tháp cũng có ý nghĩa biểu tượng cho 5 cánh hoa anh đào vốn được xem là quốc hoa của Nhật Bản.

Dự án cầu Nhật Tân là một trong những dự án trọng điểm của Hà Nội mang trong mình trọng trách to lớn, tác động tới kinh tế – chính trị – xã hội. Từ thời điểm khánh thành tới nay đã nhiều năm, nhưng cây cầu vẫn giữ được sự hiện đại như mới, an toàn và bền chắc. Tuổi thọ của cây cầu này tính bằng thế kỷ nhờ áp dụng nhiều công nghệ tối tân, cũng như tình hữu nghị Việt – Nhật được Chính phủ và Nhân dân hai nước gửi gắm vào cây cầu này, trường tồn mãi mãi.

++ Đọc thêm: Cầu Nhật Tân Đến Sân Bay Nội Bài Đi Hết Bao Lâu?

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ thuê văn phòng

    Bình luận