Head quarter là gì? Những quy định của pháp luật về head quarter
Trong thuật ngũ được sử dụng ở lĩnh vực kinh tế, từ Head quarter thường được sử dụng phổ biến. Vậy bạn đã hiểu head quarter là gì chưa? Và pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về việc đặt head quarter? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Headquarter là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, Head quarter là trụ sở chính của doanh nghiệp. Pháp luật quy định địa chỉ trụ sở chính công ty phải chính xác, rõ ràng và thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, có thể sử dụng ổn định lâu dài để phục vụ cho công việc kinh doanh cũng như đảm bảo cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Địa chỉ trụ sở của doanh nghiệp phải được đăng kí chính thức với cơ quan đăng kí kinh doanh. Nếu có nhu cầu thay đổi địa chỉ trụ sở, doanh nghiệp phải đăng kí với cơ quan đăng kí kinh doanh trước khi thực hiện việc thay đổi.
Những quy định của pháp luật về việc đặt trụ sở chính
Việc đặt trụ sở chính của doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Theo đó, có một số điều kiện để đặt trụ sở công ty theo quy định như sau:
Thứ nhất, không chọn địa điểm kinh doanh là nhà chung cư
Không phải bất cứ loại hình chung cư nào cũng có thể vừa ở vừa kinh doanh. Đối với loại hình chung cư để ở thì không được phép kinh doanh. Do vậy, khi lựa chọn nơi đặt trụ sở chính, cần tìm hiểu rõ chung cư đó có được phép kinh doanh hay không.
Đối với những tòa nhà chung cư hỗn hợp văn phòng mà có phân định khu vực để sử dụng cho mục đích kinh doanh, thương mại riêng và khu vực để ở riêng, nếu doanh nghiệp sử dụng phần diện tích có mục đích kinh doanh, thương mại để đặt trụ sở chính sẽ không trái với quy định của pháp luật.
Một số loại hình kinh doanh không được phép kinh doanh tại chung cư như: kinh doanh vũ trường, sửa chữa xe, giết mổ gia súc, hoặc kinh doanh các dịch vụ gây ô nhiễm…
Doanh nghiệp có thể lựa chọn trụ sở tại nhà riêng để tiện cho việc kê khai thuế và nhận thông báo thuế, đảm bảo tính lâu dài, ổn định. Đồng thời doanh nghiệp sẽ không phải di chuyển trụ sở khi muốn đổi địa bàn kinh doanh mà chỉ đổi địa chỉ địa Điểm kinh doanh.
Thứ hai, tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh trong việc đặt trụ sở chính
Nhiều người lầm tưởng, bắt buộc phải kinh doanh hết những ngành nghề đã đăng ký với cơ quan chức năng; tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Theo quy định, doanh nghiệp không nhất thiết phải kinh doanh hết những ngành nghề đã đăng ký. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh các nhóm ngành sản xuất, chế biến, nuôi trồng… thì không được phép đặt trụ sở chính trong các khu dân cư, trung tâm thành phố… mà nên đặt ở các vùng lân cận, xa khu dân cư.
Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn muốn đặt trụ sở chính trong thành phố, nơi dân cư dông đúc thì phái đáp ứng yêu cầu chỉ được buôn bán, trao đổi, trung bày sản phẩm. Việc chế biến, sản xuất và nuôi trồng của doanh nghiệp phải thuiwcj hiện ở các chi nhanh, địa điểm kinh doanh khác.
Thứ ba, các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định về việc đặt trụ sở công ty
Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu đồng đên 5 triệu đồng nếu vi phạm các quy định về đặt trụ sở công ty như:
– Thực hiện kê khai địa chỉ trụ sở không có thật trên bản đồ hành chính
– Thực hiện kê khai trụ sở không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hơp pháp của mình
– Kê khai không trung thực, không đúng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, nơi tạm trú, của những người quản lý doanh nghiệp.
++ Có thể bạn quan tâm đến: Hợp đồng thuê văn phòng làm trụ sở
Có thế thay đổi trụ sở chính của doanh nghiệp được không?
Trong trường hợp doanh nghiệp tìm kiếm được vị trí phù hợp hơn, tốt hơn cho hoạt động kinh doanh và có nhu cầu chuyển trụ sở chính của mình tới địa điểm kinh doanh mới thì có thể làm thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở chính.
Trường hợp địa điểm thay đổi trụ sở chính cùng huyện, quận hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký trước đó thì hồ sơ thay đổi địa chỉ trụ sở chính bao gồm: thông báo thay đổi trụ sở chính; quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp về việc thay đổi trụ sở chính của Hội đồng thành viên (đối với CTTNHH 2TV trở lên); của Đại hội đồng cổ đông (đối với CTCP); của các thành viên hợp danh (đối với CTHD); Quyết định của chủ sở hữu (đối với CTTNHH 1TV)
Trường hợp đăng ký thay đổi trụ sở chính khác quận, huyện hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đã đăng ký thì hồ sơ bao gồm: thông báo thay đổi trụ sở chính; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp về việc thay đổi trụ sở chính của Hội đồng thành viên (đối với CTTNHH 2TV trở lên); của Đại hội đồng cổ đông (đối với CTCP); của các thành viên hợp danh (đối với CTHD); Quyết định của chủ sở hữu (đối với CTTNHH 1TV); Quyết định của cơ quan thuế về việc hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Với những chia sẻ trên, hy vọng đã giúp mọi người hiểu được Head quarter là gì và những quy định của pháp luật về trụ sở chính của doanh nghiệp hiện nay.