Khám Phá Cầu Nhật Tân Hà Nội

Nhắc tới cây cầu dây văng dài nhất Việt Nam với độ dài lên đến 9km là nhắc tới cầu Nhật Tân. Quy mô hoành tráng và sự hiện đại của cầu Nhật Tân Hà Nội không chỉ ghi dấu ấn trong nước mà còn được bạn bè năm châu trầm trồ nhắc tới. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn các thông tin thú vị về cây cầu đặc biệt này.

Những con số thú vị về cầu Nhật Tân Hà Nội

Cầu Nhật Tân được xây dựng từ năm 2009, hoàn thành vào năm 2015. Tổng chiều dài toàn bộ tuyến cầu Nhật Tân tính từ điểm đầu đến điểm cuối cầu ước chừng 9km. Cầu sở hữu kết cấu chính theo dạng dây văng với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Mặt cầu rộng 33,2 m chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe bus, 2 dải xe hỗn hợp. Đặc biệt, có phân cách giữa và đường cho người đi bộ. Đây là một cây cầu dành cho đa dạng các phương tiện tham gia lưu thông.

cầu nhật tân hà nội

Điểm nhấn của cây cầu này chính là tích hợp nhiều công nghệ – kỹ thuật xây dựng tiên tiến bậc nhất trên thế giới vào thời điểm khởi công xây dựng. Tiêu biểu là:

– Trụ tháp có công nghệ hộp neo bằng thép

– Hệ thống quan trắc lực căng cáp

– Ứng suất cốt thép và dầm thép

– Công nghệ bê tông cốt thép dự ứng lực

Trong số các công nghệ tiên tiến ở trên thì đáng chú ý nhất chính là công nghệ bê tông cốt thép dự ứng lực. Công nghệ sản xuất bê tông này rất tối tân, không nhiều công trình xây dựng áp dụng được. Tại Việt Nam, cầu Nhật Tân là công trình đầu tiên dùng công nghệ này. Công nghệ này chính là nền tảng vững chắc để tạo nên sự bền vững vượt thời gian và độ bền tối ưu cho cầu Nhật Tân.

Theo thông tin từ nhà thiết kế Nhật Bản tiết lộ thì cầu Nhật Tân bất chấp động đất cấp độ 8. Đây cũng là đặc trưng của nhiều công trình thiết kế nước Nhật – nơi phải chịu nhiều thiên tai thảm họa. Tương lai không dự đoán được thời tiết tự nhiên sẽ khắc nghiệt tới đâu, thế nên, xây dựng các công trình bền vững như cầu Nhật Tân chính là nước “đi trước đón đầu” an toàn.

Cây cầu huyết mạch tạo đòn bẩy kinh tế xã hội

Cây cầu Nhật Tân Hà Nội này nối xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh bên kia sông Hồng với phường Phú Thượng, quận Tây Hồ bên này sông. Hai điểm nối của cầu là hai địa bàn đã và đang rất phát triển của Hà Nội. Đặc biệt, phía Đông Anh còn đang được quy hoạch sớm lên quận. Khi đó, hai đầu cầu Nhật Tân sẽ rất sầm uất.

Cầu Nhật Tân hợp với các tuyến đường mới được đầu tư như Võ Chí Công, Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp… tạo thành một trục cao tốc hiện đại. Nhờ có cây cầu, việc đi lại từ trung tâm thành phố ra Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nhanh chóng và thuận tiện hơn. Thời gian di chuyển được rút ngắn từ hơn một giờ đồng hồ xuống chỉ còn khoảng nửa tiếng. Từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài, thời gian di chuyển chỉ khoảng 10 – 15 phút.

Sự xuất hiện của cầu Nhật Tân còn giảm áp lực cho các cây cầu cũ của Hà Nội, đặc biệt là cầu Thăng Long. Trước đây, để di chuyển từ nội thành ra sân bay Nội Bài thì các phương tiện chủ yếu phải đi qua cầu Thăng Long, rất thường xuyên ùn ứ, ách tắc, khiến cầu nhanh xuống cấp. Thế nhưng, khi Nhật Tân khánh thành thì lượng người và phương tiện được phân bổ lại hợp lý hơn, giao thông Hà Nội thông thoáng hơn.

Giao thông luôn là đòn bẩy mạnh mẽ cho nền kinh tế xã hội. Nhìn vào hai đầu cầu Nhật Tân có thể thấy rõ sự thay đổi này. Sự có mặt của cầu đã thu hút nhiều nhà đầu tư rót vốn vào đầu cầu Đông Anh, thay da đổi thịt mảnh đất này. Nhiều chung cư cao tầng, các tòa văn phòng mọc lên. Các khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại mua sắm cũng xuất hiện. Tiêu biểu là Intracom Nhật Tân – tổ hợp chung cư, văn phòng, thương mại do Intracom Group đầu tư đã thu hút lượng lớn cư dân và doanh nghiệp quy tụ về Đông Anh.

Cầu Nhật Tân Hà Nội – công trình có ý nghĩa ngoại giao

Tổng mức đầu tư của dự án cầu Nhật Tân này hơn 13.600 tỷ đồng, chủ yếu sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Vì thế, cây cầu này chính là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp của Việt Nam – Nhật Bản. Phía Nhật Bản không đơn thuần chỉ hỗ trợ về vốn và còn nhiệt tình giúp Việt Nam từ thiết kế, thi công.

Nhà thầu thi công cầu Nhật Tân này cũng là một trong những nhà thầu nổi xây dựng nổi tiếng của Nhật Bản, Liên danh Sumitomo Mitsui Construction Co.,Ltd. Trong quá trình xây dựng, các chuyên gia xây dựng, các kỹ sư Nhật Bản đã đồng hành cùng phía kỹ sư, công nhân Việt Nam khắc phục nhiều khó khăn, về đích sớm nhất trong khả năng.

Cầu Nhật Tân Hà Nội được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô và cũng tượng trưng cho 5 cánh hoa đào của làng đào truyền thống Nhật Tân – Hà Nội. Bên cạnh đó, 5 trụ cầu tượng trưng cho 5 cánh hoa anh đào Nhật Bản, tượng trưng cho mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Như vậy, cầu Nhật Tân Hà Nội là cây cầu có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống giao thông Hà Nội, là đòn bẩy cho kinh tế xã hội của các địa phương hai đầu cầu nói riêng và Hà Nội nói chung. Thuê văn phòng tại các tòa văn phòng chân cầu Nhật Tân là cơ hội cho các doanh nghiệp nắm bắt các thuận lợi về cơ sở hạ tầng, phát triển và lớn mạnh hơn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ thuê văn phòng

    Bình luận