Ngành Quản Trị Văn Phòng Và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Ngày nay, nhu cầu tuyển dụng vị trí của ngành quản trị văn phòng rất cao nên nhiều bạn trẻ hướng tới gắn bó công việc này. Đây liệu có phải “việc nhẹ lương cao” mà nhiều người mơ ước hay là việc gì cũng đến tay? Tìm hiểu ngay các thông tin chi tiết về ngành này trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu đôi nét về ngành quản trị văn phòng

Ngành quản trị văn phòng trong tiếng Anh gọi là Office Management. Trên thế giới thì đây là ngành có tuổi đời cao nhưng ở Việt Nam thì cơ hội nghề nghiệp vẫn còn rộng mở và khái niệm này vẫn được coi là mới mẻ. Thế nên ai đang có ý định theo đuổi ngành này thì đứng trước nhiều cơ hội.

Khái niệm ngành quản trị văn phòng

Theo định nghĩa cơ bản thì quản trị văn phòng là những người làm việc tại môi trường văn phòng, thường gắn liền với nhiều hoạt động của các phòng ban trong cơ quan, doanh nghiệp, công ty, đặc biệt là phòng ban hành chính – nhân sự. Bên cạnh đó, nhiều người còn giải thích khái niệm ngành một cách nôm na hài hước. Quản trị văn phòng là gì? Là “bảo mẫu”, là “quản gia”.

Vì sao? Vì kết nối với nhiều người, nhiều phòng ban và đặc thù công việc là tổ chức, triển khai, giám sát nhiều nhiều hoạt động nên người làm ngành quản trị văn phòng thường được coi là “bảo mẫu”, “quản gia” của công ty, cơ quan.

ngành quản trị văn phòng

Nội dung công việc phổ biến trong ngành

Ngành này rất rộng, đa dạng các vị trí khác nhau, từ nhân viên cho tới chuyên viên, trưởng phòng, trưởng ban tập đoàn. Tuy nhiên, về cơ bản thì phần đa những người làm quản trị văn phòng đều cần phải thực hiện các công việc như sau:

Lưu trữ hồ sơ, tài liệu, báo cáo… của công ty một cách khoa học, dễ tìm dễ lấy

Đảm nhiệm việc đề xuất, triển khai, giám sát và báo cáo các hoạt động của văn phòng

Lập kế hoạch tuyển dụng, tổ chức tuyển dụng, báo cáo kết quả tuyển dụng, đào tạo nhân sự mới, giới thiệu nhân sự

Lên ý tưởng, lên đề xuất tài chính, tổ chức các hoạt động nội bộ của công ty giúp gắn kết anh em cán bộ công nhân viên

Tiếp đón các khách hàng của công ty hay của các phòng ban cụ thể

Đảm bảo phổ biến nội quy, quy định của công ty cho nhân viên; làm hồ sơ nhân sự, chấm công, gửi phiếu lương cho nhân viên…

Nhận đề xuất mua trang thiết bị từ các phòng ban; lên kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị hạ tầng để bảo vệ tài sản công ty

Làm các công tác hậu cần của công ty từ nhỏ tới lớn như trông coi ban thờ thần tài, trang trí quầy lễ tân mỗi dịp tễ tết…

Đảm bảo các chính sách phúc lợi của công ty tới toàn thể người lao động đầy đủ

Cơ hội nghề nghiệp rộng mở của ngành

Vì là một ngành có nhiều “đất” để thể hiện năng lực, kinh nghiệm nên ngành quản trị văn phòng hiện là một trong những ngành hot thu hút ứng viên. Chỉ cần một cú click chuột trên mạng thì tìm kiếm ra vô số thông tin tuyển dụng các vị trí trong ngành. Vậy cụ thể thì cơ hội nghề nghiệp của ngành thế nào, có thăng tiến được không hay dễ “dậm chân tại chỗ” trong khi tính cạnh tranh về nhân sự ngày càng cao.

Nhân viên văn phòng

Ở cấp bậc nhân viên thì sinh viên mới ra trường hoặc người mới vào nghề thường đảm nhiệm. Yêu cầu năng lực và kỹ năng của nhân viên văn phòng thường ở mức cơ bản nên đi cùng là mức lương cũng cơ bản, từ 5 – 10 triệu. Bạn có thể làm nhân viên lễ tân, nhân viên hành chính, nhân viên tuyển dụng… đều thuộc ngành quản trị văn phòng.

Lãnh đạo phòng ban hoặc công ty

Những người tích lũy nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng có thể ứng tuyển vào vị trí trưởng phó phòng hành chính nhân sự của các công ty. Những công ty hoặc tập đoàn lớn có cả các vị trí Trưởng ban nhân sự tập đoàn hoặc Giám đốc nhân sự, Giám đốc khối hành chính văn phòng… Mức lương rất hấp dẫn từ 15 – 40 triệu tùy quy mô công ty. Tại nhiều công ty, vị trí lãnh đạo này ưu tiên những người nhân viên có thâm niên gắn bó và giàu kiến thức, kỹ năng. Vì thế nên nếu chỉ đang là nhân viên văn phòng thì bạn cũng đừng nản chí, cố gắng sẽ có ngày thăng tiến.

Giảng viên đào tạo ngành quản trị văn phòng

Vì ngành quản trị văn phòng hot một phần nhu cầu tuyển dụng doanh nghiệp cao. Nắm bắt thị trường, nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp… đã đầu tư chuyên ngành này trong danh sách đào tạo. Nếu có kinh nghiệm và khả năng đứng lớp, bạn có thể làm giảng viên, trợ giảng chuyên ngành.

Thời buổi công nghệ thông tin phát triển, mạng xã hội phổ biến hiện nay cũng là điều kiện thuận lợi để bạn xây dựng và bán các khóa học về kiến thức, kỹ năng ngành quản trị văn phòng. Làm được những việc này, có thể bạn không ngờ tới nhưng thu nhập của bạn có khi còn cao hơn làm nhân viên văn phòng 8 tiếng tại công ty nào đó?

Dù công ty nhỏ hay lớn, vẫn luôn cần những vị trí của ngành quản trị văn phòng. Công ty càng lớn thì yêu cầu về số lượng và chất lượng với nhân lực của ngành càng cao. Đây là cơ hội, cũng là thử thách cho người trong ngành để nắm bắt cơ hội, thăng tiến hơn trong công việc, cải thiện thu nhập của mình.

Xem ngay: Chuẩn Bị Cơm Trưa Văn Phòng Cần Lưu ý gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ thuê văn phòng

    Bình luận