Quy trình và hồ sơ nghiệm thu PCCC mới nhất

Trong môi trường sống và làm việc hiện đại, hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng vai trò quan trọng, bảo đảm an toàn cho con người và tài sản. Để đảm bảo hiệu quả và tính khả thi của hệ thống PCCC, quy trình nghiệm thu PCCC đóng vai trò không thể thiếu! Nghiệm thu PCCC đảm bảo rằng hệ thống tuân thủ đúng các quy định và tiêu chuẩn an toàn. Hãy cùng tìm hiểu về quy trình nghiệm thu PCCC và tầm quan trọng của nó trong bài viết sau của Intracom Riverside.

Thời điểm “vàng” để nghiệm thu công trình về phòng cháy chữa cháy?

Quy định về nghiệm thu phòng cháy và chữa cháy, theo khoản 1 Điều 15 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP nêu rõ, các dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về an toàn phòng cháy và chữa cháy phải tuân thủ quy trình nghiệm thu.

nghiệm thu pccc

Theo đó, chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện phải tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy sau khi thiết kế đã được thẩm duyệt. Cơ quan Cảnh sát PCCCsẽ kiểm tra kết quả nghiệm thu và cấp văn bản chấp thuận trước khi công trình hoặc phương tiện được đưa vào sử dụng.

Quy trình nghiệm thu này bao gồm từng phần, giai đoạn, hạng mục và hệ thống của hệ thống PCCC, đảm bảo rằng mọi bộ phận của công trình hoặc phương tiện được nghiệm thu trước khi triển khai thực hiện các công việc tiếp theo.

Quy trình nghiệm thu PCCC và quy trình nghiệm thu công trình xây dựng là một những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng công trình.

Hồ sơ nghiệm thu PCCC cần gì?

Trong hồ sơ nghiệm thu PCCC, theo khoản 3 Điều 15 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP, bao gồm các tài liệu sau:

hồ sơ nghiệm thu pccc

(1) Văn bản thẩm duyệt thiết kế về PCCC hoặc bản sao Giấy chứng nhận đã được đóng dấu thẩm duyệt từ cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

(2) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC

(3) Biên bản nghiệm thu tổng thể, biên bản nghiệm thu từng phần và biên bản thử nghiệm của hệ thống PCCC

(4) Bản vẽ hoàn công của hệ thống PCCC và các hạng mục liên quan tới hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt

(5) Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng thiết bị và các hệ thống phòng cháy và chữa cháy liên quan đến công trình hoặc phương tiện giao thông cơ giới

(6) Văn bản nghiệm thu các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy

(7) Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh của đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công và lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

Các tài liệu và văn bản trong hồ sơ phải được xác nhận bởi chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, chủ đầu tư và đơn vị thi công. Nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài, nó phải được dịch ra tiếng Việt để đảm bảo hiểu quả trong quá trình xem xét và kiểm tra.

7 bước nghiệm thu để công trình thông qua!

Bước 1, kiểm tra các thành phần sẽ tham gia nghiệm thu. Trong đó bao gồm: đại diện chủ đầu tư, đơn vị tư vấn giám sát và đơn vị thi công hệ thống PCCC.

Bước 2, tuyên bố lý do tổ chức nghiệm thu PCCC, giới thiệu thành phần tham dự, cán bộ thụ lý hồ sơ sẽ đọc tuyên bố lý do và giới thiệu thành phần đoàn.

Bước 3, trưởng đoàn thông báo những nội dung, tiêu chuẩn nghiệm thu PCCC, phổ biến kế hoạch kiểm tra và yêu cầu chủ đầu tư báo cáo tình hình kết quả thi công và nghiệm thu.

Bước 4, kiểm tra hồ sơ nghiệm thu. Trưởng đoàn sẽ phân công các thành viên đoàn kiểm tra hồ sơ nghiệm thu theo quy định tại điều 15 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Hồ sơ bao gồm: đơn yêu cầu nghiệm thu, giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế bản vẽ đã được thẩm duyệt, các hồ sơ đi kèm để phục vụ công tác kiểm tra.

Bước 5, kiểm tra thực tế thi công của các hệ thống PCCC. Tùy vào đặc điểm của công trình mà đoàn kiểm tra có thể yêu cầu tiến hành đi khảo sát thực tế công trình.

Bước 6, lập biên bản kiểm tra. Sau khi tập hợp nội dung từ phiếu kết quả kiểm tra của các thành viên, cán bộ thụ lý hồ sơ sẽ lập và thông qua biên bản, lấy chữ ký tại chỗ của các đơn vị và xác nhận kết thúc kiểm tra.

Bước 7, hoàn thành quả kiểm tra nghiệm thu. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cán bộ thụ lý hồ sơ sẽ đề xuất các văn bản để thông báo kết quả kiểm tra cho chủ đầu tư, tuân theo quy định tại khoản 8 của điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Trên đây là nội dung của bài viết về quy trình và hồ sơ nghiệm thu PCCC. Nếu gặp vướng mắc trong quá trình giải quyết, hãy liên hệ ngay với Intracom Riverside để được tư vấn nhanh chóng.

5/5 - (4 bình chọn)

Liên hệ thuê văn phòng

    Bình luận