Nhân Viên Admin là gì? 5 điều cần biết về công việc của Admin
Nhân viên admin có vai trò rất quan trọng trong môi trường làm việc văn phòng. Vị trí này đảm nhận công việc quản lý và hỗ trợ cho các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Từ việc giải quyết vấn đề văn phòng đến việc hỗ trợ các nhân viên khác. Trong bài viết này, Intracom Riverside sẽ cùng các bạn tìm hiểu về vai trò và công việc của nhân viên admin là gì?
Mục lục
Nhân viên admin là gì? Những vị trí công việc admin phổ biến hiện nay
Nhân viên admin hay còn gọi là người quản trị hoặc quản trị viên trong một tổ chức. Vị trí này thực hiện các công tác quản trị hành chính văn phòng, bảo trì và hỗ trợ hệ thống, máy tính và các thiết bị liên quan.
Nhân viên admin có thể chịu trách nhiệm cho việc quản lý và bảo mật thông tin. Đồng thời giúp đỡ các nhân viên khác trong việc sử dụng các hệ thống và thiết bị của công ty.
Admin còn điều phối sắp xếp hoạt động trong một đội nhóm, bộ phận hay tổ chức doanh nghiệp, giúp hệ thống được vận hành ổn định và nhịp nhàng.
Công việc của một Admin rất đa dạng. Dựa vào đặc thù kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà nhân viên admin được phân chia vào các vị trí khác nhau. Phổ biến hiện nay có 5 vị trí liên quan đến việc làm Nhân viên Admin như sau:
Admin văn phòng
Admin phòng là người thực hiện nhiệm vụ quản lý văn phòng, cung cấp văn phòng phẩm… Trong một một doanh nghiệp đều có một bộ phận hành chính nhân sự. Vị trí admin sẽ là một thành viên nằm trong bộ phận đó.
Tùy từng doanh nghiệp mà có thể có hoặc không vị trí admin phòng. Khi không có admin phòng thì bộ phận hành chính nhân sự sẽ đảm nhiệm thêm công việc này.
Sales Admin
Sale admin hay còn gọi là thư ký kinh doanh hay trợ lý kinh doanh. Sale admin có nhiệm vụ phối hợp với các bộ phận khác để hỗ trợ cho việc bán hàng và thúc đẩy gia tăng doanh số tại công ty.
Sale admin có vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng doanh thu cho kinh doanh. Họ làm các nhiệm vụ về thảo luận và báo cáo vấn đề doanh số cũng như tình hình kinh doanh tại doanh nghiệp.
Admin Facebook
Vị trí này đảm nhiệm các công việc liên quan đến quản trị fanpage hay các hội nhóm Facebook. Mục đích tăng tương tác và lượt tiếp cận với mục đích giải trí hoặc mua bán kinh doanh trên fanpage đó.
Admin Website
Tương tự như Admin facebook, Admin website sẽ chịu trách nhiệm điều phối và kiểm soát các chương trình hoạt động trong một website.
Admin website sẽ sử dụng thông tin và dữ liệu phân tích để đưa ra một chiến lược phù hợp. Đồng thời sẽ thực hiện nhiệm vụ phân tích thông tin và dữ liệu để đưa định hướng phát triển cho nội dung website.
Admin website có thể giao cho 1 hoặc nhiều người thực. Từ đó thực hiện kiểm soát tình trạng hoạt động thường xuyên và kịp thời để đưa giải pháp phát triển website tốt hơn.
Admin diễn đàn
Vị trí này chịu trách nhiệm quản lý một diễn đàn hoặc blog. Công việc của họ là kiểm duyệt nội dung và đăng tải lên các trang mà mình quản lý.
5 điều cần biết về công việc của admin
Chịu trách nhiệm quản lý hệ thống.
Nhân viên admin là người chịu trách nhiệm quản lý hệ thống máy tính và các thiết bị liên quan. Bao gồm: cập nhật phần mềm, bảo trì thiết bị, giải quyết sự cố và hỗ trợ người dùng trong công việc.
Do đó nhân viên admin cần có kiến thức về mạng máy tính, duy trì bảo mật và các kỹ thuật liên quan để các vấn đề xảy ra trong hệ thống.
Nhân viên admin đảm bảo rằng hệ thống máy tính hoạt động mượt mà và đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Bảo mật thông tin
Bảo mật thông tin là yếu tố quan trọng trong một doanh nghiệp. Nhân viên admin sử dụng các giải pháp an toàn và chịu trách nhiệm bảo mật thông tin của công ty.
Vấn đề bảo mật thông tin bao gồm: các thông tin quan trọng, riêng tư của công ty và khách hàng; các quy định về truy cập, bảo vệ mật khẩu và giữ bí mật thông tin.
Nhân viên admin cần thiết lập các chính sách bảo mật và giữ cho hệ thống an toàn. Đồng thời phải theo dõi và giám sát hệ thống để phát hiện và giải quyết các vấn đề bảo mật.
Hỗ trợ nhân viên
Công việc hỗ trợ nhân viên của admin là rất quan trọng. Nhân viên admin cần có khả năng giúp đỡ và hỗ trợ các nhân viên trong công ty trong việc nắm rõ nội quy văn phòng.
Đồng thời họ phải có khả năng giúp đỡ và hỗ trợ các nhân viên trong việc sử dụng hệ thống và thiết bị. Cần có khả năng truyền tải kiến thức và giúp đỡ các nhân viên khác trong việc sử dụng các tính năng và công cụ của hệ thống và thiết bị.
Kỹ năng kỹ thuật
Nhân viên admin cần có kiến thức về kỹ thuật, các công nghệ mới và các tiên tiến trong lĩnh vực kỹ thuật.
Ngoài ra, họ cần biết cách cập nhật và nâng cấp hệ thống thiết bị để giữ cho hệ thống thiết bị luôn được hoạt động tốt.
Nhân viên admin cần phải có kiến thức sâu về hệ thống và các thiết bị được sử dụng trong công ty. Bao gồm các phần mềm, máy tính, mạng lưới và các thiết bị khác.
Khả năng giao tiếp
Nhân viên admin cần có khả năng giao tiếp tốt với các nhân viên trong công ty và các đối tác bên ngoài để hỗ trợ việc hoạt động của công ty.
Điều này vừa giúp họ thực hiện công việc của mình một cách dễ dàng vừa tránh các sự cố về kỹ thuật.
Trên đây là một số thông tin về nhân viên admin là gì? Hy vọng sẽ cũng cấp những thông tin hữu ích để mọi người có thể hiểu hơn vì vị trí này trong doanh nghiệp.