Phân tích chức năng của quản trị trong tổ chức, doanh nghiệp

Quản trị là một phần không thể thiếu trong điều hành doanh nghiệp. Việc phân tích chức năng của quản trị trong tổ chức, doanh nghiệp giúp các nhà lãnh đạo quản lý tốt doanh nghiệp của mình, hướng đến sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Quản trị là gì?

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về quản trị và cách hiểu phổ biến nhất đó là: quản trị được hiểu là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát các công việc, nỗ lực của con người; đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài nguyên để hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.

phân tích chức năng của quản trị trong tổ chức

Thông thường, việc quản trị doanh nghiệp sẽ thông qua hệ thống các quy tắc, điều lệ của doanh nghiệp, từ đó, định hướng và kiểm soát tổ chức để đạt được các mục tiêu kinh doanh, quản trị rủi ro doanh nghiệp, tăng trưởng và phát triển.

Bên cạnh mục tiêu đưa doanh nghiệp phát triển bền vững, quản trị doanh nghiệp cũng hướng đến việc cân bằng lợi ích của các bên liên quan như cổ đông, lãnh đạo, nhân viên, khách hàng…

Phân tích chức năng của quản trị trong tổ chức

Hiện nay có rất nhiều cách phân loại các chức năng quản trị, nhưng nhìn chung, quản trị có các chức năng sau:

Chức năng hoạch định

Hoạch định là chức năng quản trị cơ bản, bao gồm việc xây dựng và lựa chọn chiến lược tổng thể, quyết định trước việc gì phải làm, khi nào hoàn thành, tiến độ, các bước thực hiện công việc như thế nào và sự phân công công việc cho từng cá nhân cụ thể.

Hai yếu tố được xem là quan trọng nhất của chức năng hoạch định là cách thức thực hiện và thời gian. Chức năng hoạch định yêu cầu nhà quản trị phải tận dụng tối đa các nguồn lực của doanh nghệp để đảm bảo hoàn thành tốt các kế hoạch đã để ra và triển khai, phát triển một cách thuận lợi.

Chức năng tổ chức

Bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động hiệu quả đều không thể thiếu chức năng tổ chức. Đây là một trong những chức năng hết sức quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Các hoạt động của chức năng tổ chức bao gồm: xác định nhiệm vụ cần thực hiện, nhóm các hoạt động thành từng bộ phận, phân công người phụ trách, trao quyền thực hiện và thiết lập cơ chế phối hợp hoạt động…

Duy trì chức năng tổ chức hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng phát triển, duy trì tính ổn định, bền vững.

Chức năng lãnh đạo

Chức năng lãnh đạo yêu cầu người quản lý phải hiểu rõ con người trong hệ thống để có thể đưa ra các quyết định và công việc phù hợp. Đồng thời, đưa ra các biện pháp để thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của tổ chức.

Chức năng phối hợp

Mỗi một phòng ban trong hệ thống doanh nghiệp sẽ phụ trách các mảng công việc riêng, chính vì vậy, chức năng phối hợp của quản trị sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động một cách ăn ý, nhuần nhuyễn, giúp doanh nghiệp hoạt động và vận hành một cách hiệu quả nhất.

Chức năng kiểm soát

Chức năng kiểm soát được hiểu là việc theo dõi tình hình hoạt động của doanh nghiệp, quản lý hiệu quả của công việc, hiệu quả làm việc của nhân viên và đánh giá tiến độ công việc so với mục tiêu chất lượng đề ra.

Chức năng này giúp nhà lãnh đạo có thể đưa ra những phán đoán, điều chỉnh phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

Có thể thấy, quản trị doanh nghiệp có rất nhiều chức năng và trở thành điểm đến sự nghiệp được các bạn trẻ theo đuổi. Ngoài ngành quản trị doanh nghiệp, ngành quản trị văn phòng cũng là ngành học có liên quan trong công tác quản lý tại các doanh nghiệp hiện nay.

Mối quan hệ giữa các chức năng

Quản trị doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp. Các chức năng của quản trị đóng một vai trò riêng, hình thành nên một cấu trúc, tổ chức doanh nghiệp một cách hợp lý phù hợp với đặc điểm, mục tiêu của công ty; đồng thời nâng cao năng lực làm việc của mỗi cá nhân trong một tập thể.

Mặc dù quy mô của doanh nghiệp có thể khác nhau, nhưng chức năng quản trị gần như là giống nhau. Các chức của quản trị có mối quan hệ gắn kết với nhau, không tách biệt, chức năng này có nhiệm vụ bổ trợ cho chức năng kia và ngược lại. Chỉ khi các chức năng trong quản trị phối hợp hài hòa mới giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh và phát triển bền vững.

Để có thể quản trị doanh nghiệp tốt, ngoài thực hiện tốt các chức năng quản trị, còn cần tinh thần đoàn kết trong tập thể. Muốn làm được điều này thì không chỉ cần sự can thiệp của nhà quản trị mà bản thân các nhân viên trong một tổ chức cũng cần có ý thức hợp tác cùng nhau.

Với những phân tích chức năng của quản trị trong tổ chức, doanh nghiệp, hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ thuê văn phòng

    Bình luận