Tiết Lộ 9 Phong Cách Thiết Kế Nội Thất Văn Phòng Được Ưa Chuộng Nhất

Mỗi doanh nghiệp dù ít hay nhiều nhân viên thì đều rất coi trọng thiết kế nội thất công ty. Bởi các chủ doanh nghiệp nhận thức được vai trò của phong cách thiết kế nội thất văn phòng tới việc gia tăng hiệu quả làm việc của nhân viên và phủ sóng thương hiệu truyền thông công ty. Tuy nhiên, một bài toán khá hóc búa cũng đặt ra với các chủ doanh nghiệp là làm như thế nào để thiết kế được công ty có nội thất đầy đủ, đẹp mắt, sang trọng và hiện đại? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Đầu tư cho nội thất văn phòng – chắc chắn có “lãi lớn”

Là chủ doanh nghiệp, hơn ai hết, chắc chắn bạn hiểu ý nghĩa của các khoản đầu tư trong kinh doanh. Mỗi khoản chi tiêu đều phải cân đong đo đếm xem với từng này vốn bỏ ra đầu tư thì tiềm năng lợi nhuận mang về là bao nhiêu? Những lợi ích mang lại có đáng “đồng tiền bát gạo” hay không? Tại sao các công ty lớn nhỏ, thậm chí là các công ty mới khởi sự kinh doanh đều đầu tư vào thiết kế nội thất văn phòng hiện đại. Có phải họ thừa tiền hay quá nóng vội? Không hề, bởi đầu tư vào nội thất là một cách đầu tư khôn ngoan để thu về hàng tá lợi ích rõ ràng. Cụ thể những lợi ích của công ty có nội thất sang trọng, hiện đại là gì?

Thứ nhất là lợi ích về truyền thông. Công ty nào cũng có chiến dịch marketing và quảng bá thương hiệu để tăng độ phủ cho sản phẩm, dịch vụ của công ty mình. Đã tới lúc, coi thiết kế nội thất chỗ làm việc đẹp là một trong những giải pháp then chốt để các công ty gây thiện cảm với khách. Khi các đối tác và khách hàng nhìn vào môi trường làm việc có đầy đủ đồ nội thất sang và đẹp sẽ cảm nhận được sự chuyên nghiệp và cẩn trọng trong làm việc của đội ngũ nhân viên. Từ đó tin tưởng công ty, thúc đẩy hợp tác, mua sắm hơn. Nội thất đẹp “đánh bóng” hình ảnh và tên tuổi của công ty. Càng đầu tư phong cách thiết kế nội thất văn phòng kỹ lưỡng bao nhiêu thì bạn càng thu về nhiều lợi ích truyền thông tốt bấy nhiêu.

Thứ hai là lợi ích về hiệu quả công việc. Các nhân viên công ty bạn khi làm việc trong môi trường đầy đủ nội thất, tiện ích sẽ cảm thấy được chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và quá trình làm việc. Khi đó, họ sẽ làm việc tận tâm, cống hiến và gắn bó hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra, không gian làm việc tác động tới hiệu quả công việc. Cụ thể là, nếu làm trong không gian chuyên nghiệp thì hiệu suất công việc của nhân viên tăng tới 30%. Điều này là bàn đạp kích thích tình hình sản xuất, kinh doanh của công ty tăng trưởng và mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

9 phong cách thiết kế nội thất văn phòng

Dưới đây chúng tôi xin tổng hợp và giới thiệu tới các bạn các phong cách thiết kế nội thất văn phòng đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Không chỉ các doanh nghiệp ở Việt Nam mà các doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới đang áp dụng.

1. Phong cách tối giản

Thiết kế nội thất văn phòng phong cách tối giản là setup trang thiết bị tối giản nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng đầy đủ các công năng sử dụng. Bên cạnh đó, các đồ nội thất được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học phục vụ nhu cầu sử dụng thuận tiện của mỗi người làm việc.

Đặc điểm của phong cách này, có thể dễ dàng nhận thấy là:

  • Đồ nội thất có chất liệu nguyên bản, đơn giản, không quá cầu kỳ phức tạp hay xa xỉ. Tiêu biểu là các nguyên liệu như: gỗ công nghiệp, nhựa, plastic, sắt không gỉ hay inox…
  • Màu sắc của đồ nội thất trung tính, thanh lịch và mang lại cảm giác ấm áp thường được ưu tiên sử dụng. Màu sắc không quá nổi bật rực rỡ nhưng không quá trầm buồn.
  • Chú ý tới yếu tố đường nét mềm mại, chú trọng sự hài hòa giữa các món nội thất với nhau.
  • Tối giản các món đồ nội thất nhưng phải đảm bảo đáp ứng được nhu cầu công năng trong quá trình nhân viên làm việc.
  • Chủ yếu sử dụng đồ nội thất đơn giản.
  • Làm rộng không gian bằng cách chỉ dùng những món đồ cần thiết, không dùng quá nhiều đồ dư thừa.

2. Phong cách Eco

Bắt nhịp với xu hướng chung sống hài hòa cùng thiên nhiên, phong cách thiết kế nội thất văn phòng Eco hướng tới bảo vệ môi trường sinh thái. Các đồ nội thất ưu tiên được sử dụng trong phong cách này có nguồn nguyên liệu tự nhiên, nổi bật là gỗ. Gỗ là vật liệu được sử dụng phổ biến lâu đời, ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong làng nguyên vật liệu, có tính bền vững và thẩm mỹ cao. Ngoài ra, các vật liệu có khả năng tái chế, tái sử dụng cũng được các nhà thiết kế tích cực đẩy mạnh đưa vào phong cách Eco này.

Về màu sắc, phong cách Eco ưa chuộng các màu hài hòa với thiên nhiên như màu trắng, be, nâu, xanh lá cây, tông màu pastel mềm mại, màu xanh nhạt, màu của cỏ, gỗ, đất… Phong cách này thường không chuộng các gam màu sặc sỡ. Phong cách Eco không thể thiếu được cây xanh (cây tự nhiên và cây nhân tạo). Cây xanh giúp tăng khả năng thư giãn và tập trung cho nhân viên làm việc.

phong cách thiet ke noi that van phong

3. Phong cách Art Decor

Ngay trước Thế chiến thứ nhất, phong cách Art Decor đã xuất hiện tại Pháp và dần phủ sóng nhiều quốc gia sau đó. Sự kết hợp giữa các yếu tố hiện đại với tính chất thủ công tinh tế và vật liệu phong phú được thể hiện rõ nét ở phong cách này. Phong cách này mang lại vẻ đẹp sang trọng, hoa lệ cho công ty của bạn.

Những loại vật liệu làm đồ nội thất được ưu ái ở phong cách này thường có tính bền bỉ như mạ crom, thép không gỉ và nhựa. Màu sắc ưa chuộng thường là những màu đậm và có tính tương phản rõ nét như màu vàng (vàng sáng hay retro), màu đỏ, xanh lá cây, xanh nước biển, hồng bạc, đen và các màu ánh kim khác. Theo đuổi phong cách thiết kế nội thất văn phòng này, nếu “chịu chơi”, bạn có thể phụ kiện cổ từ những năm 1920-1930. Đặc biệt, tượng linh vật, tượng nữ thần hay một số biểu tượng mang tính tôn giáo được khá nhiều công ty yêu thích.

4. Phong cách Retro

Áp dụng các nguyên tắc thiết kế cổ điển, có sự cách tân trong các gam màu, phong cách Retrotạo mang lại không gian làm việc có hơi thở của hoài cổ và nét đẹp vượt thời gian. Bất cứ ai, dù là nhân viên, khách hàng hay đối tác bước vào không gian làm việc phong cách Retro ngay lập tức đều cảm nhận được sự thanh lịch và nhã nhặn.

Các món đồ nội thất như bàn, ghế, kệ, tủ được thiết kế với hình dáng thanh thoát, tinh tế. Các đường nét chính phác họa theo xu hướng cổ điển nhưng có sự biến tấu về các họa tiết trang trí cho cách tân, hợp thời hơn. Về màu sắc ở phong cách này, có thể thấy, phần lớn là màu pastel kết hợp cùng màu trắng. Bạn cũng có thể kết hợp mạnh dạn nhiều mảng màu đối lập mang tính ngẫu hứng để tạo ra phong cách Retro rực rỡ có dấu ấn riêng.

5. Phong cách mở

Đây là phong cách thiết kế phổ biến ở các doanh nghiệp trẻ hiện nay. Khi tính kết nối và tương tác giữa các nhân viên được coi trọng nhiều hơn thì phong cách thiết kế nội thất văn phòng mở cũng thịnh hành hơn. Với phong cách này, các món đồ nội thất như bàn ghế sẽ giản lược các vách ngăn. Giữa các phòng ban cũng hạn chế xây tường vách kín mít như bưng.

Thay vào đó, bạn có thể dùng các loại bàn liền, bàn tổ ong, bàn chữ U… để nhân viên ngồi theo cụm, thoải mái trao đổi, bàn bạc hoặc đi lại. Với các bộ phận yêu cầu sự riêng tư, bí mật thì có thể dùng các vách ngăn bằng kính để vừa đảm bảo sự riêng tư nhưng cũng không bị bí bách. Ở một số tòa nhà văn phòng có dịch vụ thiết kế văn phòng trọn gói ghi nhận các doanh nghiệp đang order phong cách nội thất mở này rất nhiều.

6. Phong cách vui nhộn

Văn phòng không phải lúc nào cũng nghiêm túc 100% ngay cả trong thiết kế nội thất. Nhiều nhà thiết kế và nhiều chủ doanh nghiệp đã đưa các yếu tố vui nhộn vào thiết kế nội thất, tạo ra sự vui vẻ, thoải mái cho nhân viên.

Đặc trưng của phong cách này là màu sắc rực rỡ, họa tiết độc đáo, hình dáng nội thất khác lạ hoặc bắt mắt và hài hước. Mỗi món đồ nội thất không chỉ đảm bảo đáp ứng công năng sử dụng mà còn có tính thẩm mỹ, sáng tạo.

Phong cách vui nhộn trong thiết kế nội thất này khá phù hợp với những công ty có đối tượng khách hàng chủ yếu là người trẻ tuổi hoặc công ty có nhân sự trẻ tuổi, làm trong mảng yêu cầu sự sáng tạo cao.

7. Phong cách Scandinavian

Đây là phong cách xuất phát từ Bắc Âu với các chi tiết nổi bật là sự mạnh mẽ, phóng khoáng và táo bạo. Sự tối giản các món đồ nội thất hay các chi tiết, họa tiết trên mỗi nội thất đã để lại sự ấn tượng tự nhiên.

Màu trắng được ưu tiên dùng trong các phong cách này. Chất liệu gỗ tự nhiên hoặc công nghiệp cá tính với các đường vân đặc trưng mang lại nét riêng. Một số loại vật liệu thô mộc khác như đá rối, sỏi… cũng được các công ty sử dụng nhiều.

8. Phong cách Japan đương đại

Đây là phong cách Nhật Bản hiện đại, đề cao tính đơn giản, sự trật tự và ngăn nắp. Phong cách thiết kế nội thất văn phòng này khá nổi bật ở tất cả các doanh nghiệp Nhật, không chỉ ở Nhật mà cả các công ty Nhật ở trên thế giới cũng thịnh hành phong cách này. Mọi đồ nội thất được sắp xếp gọn gàng và có tính khoa học để tăng hiệu quả làm việc. Tuy vậy, nhìn chung, phong cách Japan vẫn mang đậm nét tinh tế và nhẹ nhàng ấn tượng riêng của Á Đông.

9. Nội thất văn phòng công nghiệp

Phong cách nội thất văn phòng công nghiệp hay sử dụng tại các khu công nghiệp, các nhà máy xí nghiệp. Các đồ và vật liệu được dùng chủ yếu là: gạch lộ thiên, thiết bị chiếu sáng công nghiệp, bê tông, vật liệu xây dựng, gỗ phong hóa. Cách sắp xếp đồ nội thất luôn ưu tiên tính khoa học để mọi người thuận tiện cất trữ hoặc tìm kiếm. Đặc thù của các văn phòng nhà máy, xí nghiệp là rất nhiều hồ sơ, chứng từ, báo cáo.

Có thể thấy, mỗi phong cách thiết kế nội thất văn phòng khác nhau sẽ góp phần tạo ra những cảm giá khác nhau của mọi người khi nhìn vào không gian văn phòng. Các phong cách này có sự linh hoạt cao khi ứng dụng vào các doanh nghiệp khác nhau, phù hợp với văn hóa công ty, tài chính công ty và tầm nhìn, sở thích của người lãnh đạo. Để khám phá và lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp nhất với công ty mình, bạn có thể tham khảo nhiều mẫu thiết kế khác nhau, xin tư vấn của đơn vị thiết kế. Hoặc cách đơn giản hơn, hãy lựa chọn thuê hoặc mua các văn phòng trọn gói được setup đồ nội thất sẵn sàng với tính thẩm mỹ và sáng tạo cao.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ thuê văn phòng

    Bình luận