Phòng Kinh Doanh Gồm Những Bộ Phận Nào? Vai Trò Của Phòng Kinh Doanh
Đối với các doanh nghiệp, phòng kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng: thực hiện tìm kiếm và thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của công ty. Từ đó giúp mang lại doanh số cho doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Vậy phòng kinh doanh gồm những bộ phận nào? Vai trò cụ thể của phòng kinh doanh như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Khái niệm phòng kinh doanh là gì?
Phòng kinh doanh là bộ phận có tác động trực tiếp đến doanh thu, hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, phòng kinh doanh có hoạt động tốt, hiệu quả hay không sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của công ty, doanh nghiệp.
Công việc chính của phòng kinh doanh là tập trung nghiên cứu, phát triển và phân phối sản phẩm; tiếp cận khách hàng, tìm kiếm tệp khách hàng tiềm năng để bán hàng, bán các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp nhằm mang về doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
Phòng kinh doanh là một bộ phận không thể thiết trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp. Theo nghiên cứu, hiệu quả làm việc của phòng kinh doanh sẽ đóng vai trò quyết định 70% đến sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp.
Cũng chính vì lẽ đó, nhân viên các phòng kinh doanh thường có nhiều yêu cầu cao về kỹ năng mềm để có thể thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Vì sao phòng kinh doanh lại đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công ty?
Như đã trình bày ở trên, phòng kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công ty. Hiệu quả làm việc của phòng kinh doanh thường quyết định đến 70% sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp.
Bộ phận kinh doanh được xem là sợi dây liên kết chặt chẽ, trực tiếp giữa sản phẩm dịch vụ của công ty tới khách hàng. Không chỉ là bán hàng, bán các sản phẩm dịch vụ, bộ phận kinh doanh còn giúp công ty xây dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng, xây dựng thương hiệu công ty thông qua thái độ, tác phong làm việc.
Một nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp sẽ nắm được những nhu cầu của khách hàng và dựa vào đó để tiếp thị các sản phẩm dịch vụ bên mình phân phối được tốt nhất. Sự khéo léo, chuyên nghiệp và tôn trọng khách hàng của các nhân viên kinh doanh sẽ giúp công ty, doanh nghiệp giữ được khách hàng, mang đến tệp khách hàng ổn định, tiềm năng cho công ty.
Các chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh được chia làm nhiều mảng công việc khác nhau, nhiều hơn các phòng ban trong công ty. Chính sự đa dạng trong chức năng, nhiệm vụ của phòng đòi hỏi các cá nhân trong phòng phải có sự kết hợp mượt mà giữa các thành viên trong nhóm. Một vài chức năng, nhiệm vụ chính của phòng có thể kể đến như:
Xây dựng kế hoạch kinh doanh: việc xây dựng kế hoạch kinh doanh là công việc vô cùng cần thiết giúp cho việc kinh doanh được hiệu quả. Tùy theo định hướng phát triển riêng của mỗi doanh nghiệp mà kế hoạch kinh doanh sẽ khác nhau. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh sẽ giúp nhân viên kinh doanh xác định rõ tệp khách hàng tiềm năng cũng như những chiến lược cụ thể để tiếp cận khách hàng.
Tìm kiếm và nghiên cứu khách hàng: Việc tìm kiếm và nghiên cứu khách hàng là công việc vô cùng quan trọng. Khi tìm được nguồn cung ứng và xác định khách hàng tiềm năng ở giai đoạn đầu sẽ giúp họ tiếp cận được khách hàng thông qua sở thích, ý định mua, quy mô, số lượng nhân viên….
Xử lý, giám sát và báo cáo: Không chỉ có vai trò trong việc tìm kiếm, tiếp cận và bán sản phẩm với khách hàng, bộ phận kinh doanh còn đóng vai trò trong việc xử lý, giám sát và báo các các vấn đề kinh doanh. Ngoài những ý tưởng, kế hoạch kinh doanh cũ, bộ phận kinh doanh cần có trách nhiệm đưa ra hoạt động kinh doanh mới, quảng cáo chiêu hàng và hoàn thành một thương vụ bán hàng. Các cá nhân chịu trách nhiệm về quy trình này viết đề xuất, tạo bản trình bày hoặc chạy trình chiếu để thuyết phục khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng đầu cuối.
Xây dựng mối quan hệ khách hàng: Việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp có một lượng khách hàng ổn định mà còn giúp mở rộng thêm, tiếp cận thêm các nguồn khách hàng mới.
>> Có thể bạn quan tâm: Họp giao ban là gì?
Các vị trí của phòng kinh doanh
Một số vị trí công việc của phòng kin doanh có thể kể đến như: nhân viên tạo khách hàng tiềm năng, nhân viên kinh doanh, nhân viên quản lý khách hàng, nhân viên chăm sóc khách hàng, trưởng phòng kinh doanh. Tùy quy mô doanh nghiệp và vị trí của phòng kinh doanh cũng có sự điều chỉnh sao cho phù hợp. Các công việc trong từng vị trí của phòng kinh doanh cũng khác nhau, tuy nhiên, họ đều phải đòi hỏi kỹ năng mềm, sự khéo léo và tác phong làm việc chuyên nghiệp.
Hiện nay cơ hội nghề nghiệp cho các vị trí trong phòng kinh doanh là rất lớn. Với những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp các bạn giải đáp được câu hỏi: Phòng kinh doanh gồm những bộ phận nào? Và giúp bản thân tự đánh giá được bộ phận phù hợp với năng lực của bản thân mình nhất.