Quản trị rủi ro doanh nghiệp: Tất tần tật!

Trong kinh doanh, rủi ro là không thể tránh khỏi. Các động thái quản trị rủi ro doanh nghiệp là thực sự cần thiết. Nhất là trong bối cảnh thị trường kinh doanh có tính cạnh tranh ngày càng cao, cùng với ảnh hưởng của bệnh dịch vừa qua đã khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào khốn đốn khi không có những kịch bản phòng ngừa, xử lý! Vậy Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì? Thực hiện nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì?

Quản trị rủi ro (Risk Management) hay quản lý rủi ro là phương thức kinh doanh nhằm xác định, đánh giá, đo lường các sự kiện rủi ro có khả năng gặp phải, tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó doanh nghiệp đưa ra các động thái nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tác động tiêu cực mà rủi ro đó mang đến cho tổ chức, hoạt động kinh doanh, cuối cùng đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một phần trong công tác quản trị doanh nghiệp, là việc kiểm soát càng nhiều càng tốt các kết quả có thể xảy ra trong tương lai, bằng cách hành động chủ động thay vì đợi nó xảy ra rồi mới tìm cách giải quyết. Điều này vừa giúp giảm khả năng xảy ra rủi ro, giảm các tác động tiêu cực đến doanh nghiệp, đến hoạt động kinh doanh của công ty.

quản trị rửi ro doanh nghiệp

Quy trình mà mọi doanh nghiệp cần biết để tránh rủi ro

Những mối đe dọa hay rủi ro này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm yếu tố tài chính, tính pháp lý, quản lý chiến lược, tai nạn, thiên tai, dịch bệnh, hay thậm chí cả yếu tố con người trong doanh nghiệp.

Nếu một sử việc xảy ra ngoài phạm vi kiểm soát, doanh nghiệp không hề hay biết, nếu nhẹ thì ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp, nếu nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể trở thành gánh nặng tài chính, thậm chí đóng cửa doanh nghiệp.

Để giảm thiểu rủi ro, một doanh nghiệp cần áp dụng nguồn lực của mình để theo dõi, kiểm soát tác động của các sự kiện tiêu cực, đồng thời tối đa các sự kiện tích cực cho doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là các bước trong quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp một cách hiệu quả:

Bước 1: Nhận diện “kẻ thù”

Đây là bước quan trọng đầu tiên của doanh nghiệp trong quản trị rủi ro. Có nhiều các loại rủi ro khác nhau như rủi ro về pháp lý, rủi ro về môi trường, rủi ro về thị trường,… Điều quan trọng là doanh nghiệp cần xác định càng nhiều yếu tố, nguy cơ càng tốt. 

Doanh nghiệp cần thiết lập các tiêu chí để đánh giá rủi ro tiềm ẩn và xác định trước các yếu tố: 

  • Phạm vi rủi ro
  • Tính chất và mục tiêu của việc quản lý rủi ro
  • Đánh giá và kiềm chế rủi ro
  • Xác định khuôn khổ và lộ trình xử lí

Ngoài ra, việc phân loại rõ ràng các loại rủi ro cũng sẽ giúp doanh nghiệp tập trung và giải quyết hiệu quả hơn các vấn đề tồn tại. 

Doanh nghiệp nào cũng sẽ có những mục tiêu của riêng mình, mỗi mục tiêu sẽ ẩn chứa những rủi ro ẩn chứa trong các sự kiện gây nguy hiểm cho tổ chức và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận dạng rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp phần nào giảm thiểu được những mối nguy hiểm tiềm tàng, không đáng có.

quản trị rửi ro doanh nghiệp

Bước 2: Phân tích “kẻ thù”

Khi rủi ro đã được xác định, cần phải được phân tích, doanh nghiệp cần có sự hiểu biết về bản chất của rủi ro đó, cùng với những ảnh hưởng, nguy cơ mà nó có thể gây ra. Để xác định được mức độ nghiêm trọng và phạm vi xảy ra của rủi ro, từ đó nắm được những chức năng, bộ phận nào sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp từ rủi ro đó. 

Cũng có những rủi ro có tầm ảnh hưởng đến toàn bộ doanh nghiệp, nhưng cũng có những rủi ro chỉ là bất tiện nhỏ với tầm ảnh hưởng không đáng kể, tuy nhiên tất cả đều phải được xác định rõ ràng. Từ đó doanh nghiệp có thể phân tích kĩ hơn về tỉ lệ rủi ro tiềm ẩn sẽ xảy ra và chuẩn bị tất cả các phương án để ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại tối đa.

Bước 3: “Chúng nguy hiểm đến đâu?”

“Chúng nguy hiểm đến đâu?”, “tình huống này đang ở mức độ nào”… là những câu hỏi đánh giá nguy cơ luôn phải đặt ra sau khi thực hiện xong phân tích rủi ro. Doanh nghiệp cần đánh giá và xếp hạng rủi ro để có thể đưa ra quyết định, đặt thứ tự ưu tiên giải quyết, xác định rủi ro đó đang ở mức chấp nhận được hay cần giải quyết cấp bách, cần tìm phương án loại trừ.

Có 2 loại đánh giá rủi ro:

  • Đánh giá định tính: Hầu hết các rủi ro đều gặp khó khăn trong việc định lượng số liệu cụ thể, ví dụ như rủi ro về biến đổi khí hậu, bệnh dịch. Cần có các cách thức thực hiện đánh giá rủi ro định tính mà vẫn đảm bảo tính khách quan, chuẩn mực.
  • Đánh giá định lượng: Các rủi ro liên quan đến tài chính thường dễ dàng được đánh giá bằng những con số, những rủi ro như vậy thường xảy ra trong các lĩnh vực liên quan đến tài chính, tiền, số liệu, lãi suất,… 

Xác định tỷ lệ phát sinh sự cố kể từ khi các thông tin thống kê chứa đựng tất cả các sự kiện đã xảy ra. Xếp hạng các rủi ro theo mức độ nghiêm trọng, quan trọng để có những động thái kịp thời, hợp lý trước khi phải gánh chịu những hậu quả của nó.

Bước 4: Kịch bản ứng phó

Ở bước này, sau khi đã đánh giá, xếp hạng rủi ro sẽ tìm được những rủi ro được xếp hạng cao nhất, sau đó lên kế hoạch xử lý và ứng phó với chúng. Bước này bao gồm:

  • Tránh rủi ro: Không thực hiện các hành vi, động thái có thể gây ra rủi ro; áp dụng các biện pháp để xử lý tất cả các rủi ro nhưng lại đánh mất các lợi ích lớn.
  • Giảm thiểu rủi ro: Làm giảm các tác hại từ các sự cố có thể xảy ra; Áp dụng trong trường hợp các rủi ro không thể tránh khỏi; có thể thuê tư vấn pháp lý, tư vấn tài chính
  • Kiềm chế rủi ro: Chấp nhận và duy trì mức độ thiệt hại khi xảy ra sự cố; Là chiến lược thích hợp cho những rủi ro nhỏ nhưng lợi ích lớn. 
  • Chuyển giao rủi ro: Đưa rủi ro cho người khác; Mua bảo hiểm; Sử dụng công cụ bảo đảm trong ký kết hợp đồng

Bước 5: Hãy luôn để mắt! – Đo lường, theo dõi và giám sát

Không phải tất cả các loại rủi ro trong doanh nghiệp đều có thể được loại bỏ. 

Nguy cơ luôn tiềm tàng và ẩn chứa trong mọi hoạt động, vận hành của doanh nghiệp. Để xác định hoạt động ứng phó hiệu quả hay chưa, doanh nghiệp cần thiết đo lường kết quả của chiến dịch ngăn chặn này. Tiếp theo đó, không quên duy trì sự theo dõi, giám sát. 

Cập nhật các rủi ro mới có thể xảy ra, theo dõi giám sát các rủi ro đã và đang hiện hữu chính là điều mà nhà quản trị rủi ro luôn ghi nhớ!

Có thể thấy, quản trị rủi ro doanh nghiệp là một phần không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Rủi ro là một yếu tố có sự biến hóa linh hoạt, các giả định, dự đoán cũng luôn phải được cập nhật, thay đổi thường xuyên để bao quát hết các vấn đề có thể xảy ra. Từ đó, doanh nghiệp mới có thể yên tâm mà phát triển. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ thuê văn phòng

    Bình luận