Thực Trạng Văn Phòng Xanh Hiện Nay Tại Thủ Đô Hà Nội
Trung bình, mỗi ngày một người đi làm trong môi trường công sở, gắn bó với công ty ít nhất 8 tiếng, ngang ngửa với thời gian ở nhà. Một văn phòng xanh sẽ giúp tâm trạng con người tích cực hơn, làm việc hiệu quả hơn. Thực trạng văn phòng xanh hiện nay thế nào? Lợi ích mang lại là gì? Bài viết dưới đây xin giới thiệu với các bạn những thông tin chi tiết về thực trạng mô hình này tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Mục lục
Lợi ích của văn phòng xanh
Khái niệm văn phòng xanh được đưa ra năm 1997 tại Phần Lan nhưng từ năm 2002 thì các chương trình – dự án đẩy mạnh yếu tố xanh trong nơi làm việc mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Trước, mô hình này phổ biến ở khu vực châu Âu, nhưng nay, nó đã không còn xa lạ gì với mọi quốc gia, lãnh thổ trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Bởi trước những mối nguy về môi trường ngày càng rõ rệt, không gian làm việc xanh lại khẳng định được nhiều lợi ích to lớn.
Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
Theo nhiều nghiên cứu diện rộng thì những người làm việc trong môi trường có yếu tố cây xanh, tự nhiên sẽ có hiệu suất cao hơn người làm việc trong môi trường nhàm chán bình thường.
Các công ty sẽ tuyển dụng dễ dàng hơn, thu hút nhiều nhân tài hơn, giữ chân người lao động tốt hơn. Bởi theo khảo sát về tâm lý ứng viên trẻ (nhất là gen Z) thì họ đánh giá cao tiêu chí môi trường làm việc, thay vì chế độ lương (như các gen đời trước). Thực trạng văn phòng xanh hiện nay cho thấy, các nhân viên làm việc trong không gian xanh sẽ sáng tạo hơn, được chăm sóc tinh thần tốt hơn, có sức khỏe tốt để cống hiến lâu dài.
Không phải công ty nào cũng đầu tư cho không gian làm việc. Nếu công ty bạn thiết kế “xanh” thì chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyên nghiệp, tin tưởng cho khách hàng, đối tác. Họ thấy được cái tầm năng lực của công ty trong việc tạo ra môi trường làm việc năng động cho nhân viên, đồng thời cũng thấy được cái tâm – ý thức bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững của công ty bạn. Một công ty đầu tư vào văn phòng làm việc xanh là một công ty có định hướng phát triển rõ ràng, lâu dài chứ không phải làm ăn chộp giật, đó là điều mà các khách hàng chắc chắn dễ cảm nhận được.
Tiết kiệm chi phí vận hành doanh nghiệp
Thực trạng văn phòng xanh hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp sẽ tối ưu được chi phí, tiết kiệm ngân sách hiệu quả. Ví dụ, ưu tiên tiết kiệm điện năng (tắt điện khi không cần thiết, dùng các thiết bị tiết kiệm điện, đón nhận nhiều ánh sáng tự nhiên…) sẽ giúp công ty tiết kiệm chi phí chi trả cho hóa đơn điện. Việc tiết kiệm giấy, bút… giúp công ty giảm được tiền mua văn phòng phẩm mỗi tháng. Các tòa nhà có năng lượng mặt trời sẽ giảm được tiền mua điện.
Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường
Việc sử dụng các nguyên vật liệu tái chế, tái sử dụng, vật liệu thân thiện với môi trường… giúp giảm phát thải nhà kính, hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường.
Có một ý nghĩa lớn lao khác mà các văn phòng xanh mang lại đó là góp phần xây dựng văn hóa xanh cho các công ty, cho mọi người.
Thực trạng văn phòng xanh hiện nay
Trên thế giới, ghi nhận trên khắp 164 quốc gia, vùng lãnh thổ có khoảng gần 100.000 dự án văn phòng xanh. Đó là con số khổng lồ nhưng không ngừng tăng lên theo thời gian. Thống kể ở thời điểm năm 2018 có tới 60% tổng số dự án được cấp chứng chỉ uy tín tòa nhà xanh vì có thiết kế hướng tới bảo vệ môi trường một cách toàn diện.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên mẫu văn phòng xanh được các doanh nghiệp ưa chuộng bởi mang lại không gian mát mẻ, trong lành hơn. Nhất là ở các thành phố lớn, nơi có mô hình văn phòng mới mẻ liên tục du nhập và cập nhật, mô hình “xanh hóa” nơi làm việc không là ngoại lệ. Bức tranh văn phòng xanh tại Thủ đô hiện nay rất sôi động, có sự tham gia, góp mặt của nhiều chủ đầu tư, ban quản lý tòa nhà, nhiều công ty.
- Tất cả các mô hình cho thuê: văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, văn phòng trọn gói đều chú trọng thiết kế, đưa yếu tố thiên nhiên xanh vào không gian làm việc. Tại Hà Nội, các địa điểm cho thuê “xanh”có thể kể tới như Toong, UP, iHouse… là những nơi làm việc được mệnh danh là chill với thiên nhiên, gia tăng sự tập trung và thoải mái khi làm việc.
- Các tòa nhà của nhiều tập đoàn, công ty lớn đầu tư “xanh hóa” một phần hoặc toàn bộ không gian. Ví dụ trụ sở mới của Viettel tại Hà Nội như một “ốc đảo xanh” phủ kín cây xanh hoa lá ở phần mái, đan giữa các tầng, diện tích cảnh quan trong công trình chiếm tỉ lệ lớn. Cây cối là một phần của không gian làm việc, bất cứ góc làm việc nào cũng có sự xuất hiện của cây xanh. Tòa Viettel được cấp chứng chỉ xanh của các tổ chức môi trường.
- Xanh hóa văn phòng từ khâu xây dựng, thiết kế công trình đang được quan tâm nhiều hơn, không phải là chỉ chú trọng tới khâu trang trí cho không gian xanh. Các vật liệu tái chế hoặc có khả năng tái chế, các nguyên liệu thân thiện với môi trường được ưu tiên sử dụng. Việc sử dụng năng lượng tái tạo (mặt trời) cũng thịnh hành, tiết kiệm năng lượng điện, chủ yếu có nguồn gốc từ than đá.
- Thiết kế văn phòng xanh ưu tiên dùng hệ thống điện tự động tắt khi không có người, dùng vòi nước tự động ngắt sau vài giây xả nước… Đó là cách mà nhiều công ty áp dụng vào văn phòng của mình.
- Văn phòng xanh còn thể hiện ở lối sống, lối làm việc xanh của người lao động. Phong trào “văn phòng không giấy” từ khi khởi xướng đã được nhiều doanh nghiệp tại Hà Nội hưởng ứng đông đảo. Giấy có nguồn gốc từ gỗ thiên nhiên. Giảm giấy là giảm tác động tới môi trường.
Văn phòng xanh – từ những thay đổi tưởng chừng như rất nhỏ của nhóm người làm việc trong các văn phòng nhưng đã có thể thiết lập một lối sống xanh, bền vững. Đây thực chất là một công cụ đơn giản nhưng hiệu quả, góp phần cụ thể vào giải quyết một trong những vấn đề rất nóng hiện nay về môi trường đó chính là biến đổi khí hậu đồng thời cũng chung tay thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam đạt mức 8% như đã cam kết tại Hội nghị COP21.
Nhìn chung, thực trạng văn phòng xanh hiện nay đang đi theo chiều hướng tích cực. Ngày càng nhiều công ty, người lao động ý thức rõ rệt về vai trò của văn phòng xanh với sức khỏe, tinh thần và hiệu quả công việc. Các biện pháp “xanh hóa” mặt bằng làm việc được áp dụng đa dạng, có chiều sâu hơn.
>> Tham khảo thêm về: Ưu nhược điểm của văn phòng xanh