Văn hóa doanh nghiệp là gì? Hướng dẫn xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Một trong những yếu tốt cốt lõi làm nên thành công của một doanh nghiệp chính là văn hoá doanh nghiệp. Yếu tố này cũng là khía cạnh được quan tâm khi ứng viên tìm kiếm một môi trường làm việc mới.
Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Các bước như thế nào để xây dựng văn hoá doanh nghiệp? Cùng Intracom Riverside giải đáp mọi thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hoá là khái niệm rất rộng. Văn hoá bao gồm những sản phẩm mà con người tạo ra trong đời sống. Ví dụ: Văn hoá dân tộc, Văn hoá gia đình, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa hội nhóm tập thể…
Văn hoá doanh nghiệp giống như tấm áo nhận diện của công ty đối với bên ngoài. Do đó nhiều doanh nghiệp tìm đến giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp để xây dựng tổ chức chuyên nghiệp, phát triển bền vững.
Văn hoá doanh nghiệp chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và cách làm việc của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp bao gồm nhận thức, phép ứng xử, cách thức giao tiếp, phong cách làm việc, nền tảng xã hội và các phẩm chất chỉ có ở trong một doanh nghiệp.
Trên thế giới có nhiều mô hình văn hóa doanh nghiệp. Nhưng tựu chung có thể phân thành bốn mô hình tiêu biểu: Mô hình văn hoá doanh nghiệp gia đình, mô hình văn hoá thị trường, mô hình văn hóa sáng tạo, mô hình văn hoá thứ bậc.
Hướng dẫn các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là cả một quá trình tổng thể. Dưới đây là hướng dẫn 9 bước để xây dựng văn hoá doanh nghiệp một cách tổng thể.
Xác định giá trị cốt lõi
Để xây dựng văn hoá doanh nghiệp thì đây là bước cơ bản nhất. Các giá trị cốt lõi phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian, là trái tim và là linh hồn của doanh nghiệp.
Xây dựng tầm nhìn sẽ vươn tới
Tầm nhìn chính là định hướng để xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhằm hướng tới tương lai phát triển hoàn thiện, lớn mạnh.
Đánh giá văn hóa hiện tại đồng thời xác định những yếu tố văn hoá cần thay đổi
Thay đổi văn hoá doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc đánh giá xem văn hoá hiện tại ra sao. Bên cạnh đó sẽ kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp.
Đánh giá văn hoá cũng là việc rất khó khăn vì văn hoá thường khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá. Thường thì các thành viên trong doanh nghiệp hoà mình trong văn hoá và không thấy được sự tồn tại khách quan của nó.
Thu hẹp khoảng cách giữa giá trị hiện có và giá trị mong muốn
Khi thực hiện xây dựng văn hoá cho doanh nghiệp thì cần có sự thấu hiểu về văn hoá đang tồn tại trong doanh nghiệp. Cần tập trung vào việc làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị hiện có và những giá trị doanh nghiệp mong muốn. Các khoảng cách này có thể đánh giá theo 4 tiêu chí: giao tiếp, đối xử, phong cách làm việc, ra quyết định.
Xác định vai trò của ban lãnh đạo trong việc thay đổi văn hóa
Ban lãnh đạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng văn hoá. Lãnh đạo là người đề xướng, dẫn dắt các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và nỗ lực để xây dựng nền văn hóa chung. Đồng thời ban lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xua tan những nỗi lo và sự thiếu an toàn của nhân viên.
Lên kế hoạch hành động
Việc soạn thảo một kế hoạch hành động bao gồm: thời gian, mục tiêu, hoạt động, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể. Trong đó cần xác định điều gì là ưu tiên, điều gì cần tập trung nỗ lực, những ai chịu trách nhiệm về những công việc cụ thể, thời hạn hoàn thành…
Tạo động lực cho sự thay đổi
Sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân viên, giúp tạo động lực và tinh thần làm việc. Cán bộ nhân viên cần được biết sự thay đổi sẽ đem lại điều tốt đẹp gì cho họ. Sự động viên, khuyến khích sẽ dễ dàng hơn khi các thành viên đều được biết vai trò của mình là đóng góp và xây dựng phát triển doanh nghiệp.
Khuyến khích động viên nhân viên trước những lợi ích của sự thay đổi văn hóa doanh nghiệp
Người lãnh đạo doanh nghiệp cần phải khuyến khích, động viên và chỉ cho nhân viên những lợi ích của họ tăng lên trong quá trình thay đổi văn hóa doanh nghiệp.
Hệ thống khen thưởng phải được thiết kế phù hợp với mô hình xây dựng văn hoá của các doanh nghiệp.
Đánh giá duy trì giá trị cốt lõi
Việc đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn mực mới cũng rất quan trọng. Văn hoá không phải là bất biến vì vậy khi ta đã xây dựng được một văn hoá doanh nghiệp phù hợp thì cần liên tục đánh giá và duy trì các giá trị tốt.
Như vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp không chỉ là liệt kê ra các giá trị mình mong muốn mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên. Bên cạnh đó là sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo. Với cách hiểu đúng đắn tổng thể về văn hóa doanh nghiệp là gì và các xây dựng văn hóa doanh nghiệp cơ bản này sẽ giúp các doanh nghiệp từng bước xây dựng thành công văn hoá cho mình.