Điều lưu ý về văn hóa ứng xử trong Doanh nghiệp

Quan hệ nội bộ của mỗi tổ chức có thể duy trì và phát triển hay không? Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp chính là chìa khóa cho câu hỏi này! Môi trường làm việc ngày càng đa dạng, khiến cho yếu tố văn hóa càng trở nên quan trọng để mỗi doanh nghiệp phát huy nội lực, giảm thiểu mâu thuẫn và hướng về mục tiêu chung.

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là gì?

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là những mối quan hệ ứng xử trong nội bộ một doanh nghiệp, quan hệ ứng xử giữa các cấp. Cụ thể, văn hóa ứng xử bao gồm cách thức giao tiếp, đối xử giữa cấp trên và cấp dưới, giữa đồng nghiệp với nhau, giữa con người và công việc. Văn hóa ứng xử được xây dựng dựa trên văn hóa doanh nghiệp và các văn hóa trong cộng đồng.

văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp

Hiện nay, các doanh nghiệp đều hướng đến môi trường làm việc chuyên nghiệp. Một nhân viên luôn chăm chỉ, nỗ lực làm việc để mang lại hiệu quả thôi chưa đủ. Bên cạnh năng lực, doanh nghiệp còn đánh giá nhân sự dựa vào các yếu tố tinh thần – thái độ, cách giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp và với cấp trên. Chính điều này cũng thể kiện kỹ năng mềm và chỉ số cảm xúc của bạn.

Doanh nghiệp có “vượt sóng ra khơi” được hay không, trước tiên phải có sự đồng lòng, tôn trọng lẫn nhau. Vậy nên, bài toán doanh nghiệp cần tìm đó là giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp

Khi làm việc với đối tác, khách hàng, mỗi CBNV chính là một đại sứ đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp. Việc bạn ứng xử ra sao cũng gián tiếp thể hiện văn hóa của chính doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp để có sự đồng lòng, chung chí hướng giữa các thành viên cần phải có văn hóa chung. Trong các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ứng xử cũng không kém phần quan trọng.

Văn hóa ứng xử khi được chuẩn hóa thành bộ quy tắc ứng xử sẽ giúp các thành viên trong doanh nghiệp tự động điều chỉnh, thay đổi hành vi phù hợp với tập thể. Nhờ đó, mọi thành viên trong doanh nghiệp mới cảm thấy được tôn trọng, nhanh chóng thiết lập các mối quan hệ đồng nghiệp thân thiết, gắn bó.

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng tới việc xây dựng các quy tắc ứng xử, các mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ. Từ đó, dẫn đến mất đoàn kết, phối hợp công việc không hiệu quả. Thậm chí là nhân viên nghỉ việc.

văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp

5 quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp bạn cần biết

  • Khéo léo trong ứng xử với cấp trên

Khi giao tiếp, ứng xử với những người có cấp bậc cao hơn, hãy giữ thái độ lịch sự. Hãy luôn bình tĩnh, chân thành và tự tin trình bày ý tưởng, ý kiến của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm với sếp của mình. Khi xảy ra tình huống bất đồng quan điểm, đừng cố gắng tranh cãi hay chỉ trích. Bạn nên tìm ra những lỗ hổng, bằng chứng thuyết phục và góp ý một cách nhẹ nhàng, tế nhị.

  • Xây dựng mối quan hệ bền vững với cấp dưới

Nếu bạn là lãnh đạo, hay quản lý đội nhóm, việc tạo dựng mối quan hệ tốt giữa bản thân với nhân viên, giữa các nhân viên với nhau cực kì quan trọng. Hãy tìm cách gây dựng niềm tin, bạn sẽ nhận lại những thái độ tích cực và sự hỗ trợ đắc lực từ họ đấy!

  • Tôn trọng những người đồng nghiệp đồng cấp

Nếu ví doanh nghiệp là một ngôi nhà thì đồng nghiệp chính là những người thân mà bạn gặp mỗi ngày. Chính họ là người cùng bạn trải qua thách thức của công việc. Vì thế, nếu muốn nhận được sự tôn trọng của những người đồng nghiệp xung quanh, trước tiên bạn hãy tôn trọng họ. Bằng một tinh thần cởi mở, thái độ thân thiện, điều này sẽ giúp công việc của bạn dễ dàng hơn khi phối hợp cùng những người khác.

  • Tạo dựng sự chuyên nghiệp trong hình ảnh của bản thân

Hình ảnh của bạn được định hình trong các hành động của bạn. Đầu tiên, bạn cần chú trọng đến giờ giấc và phục trang của mình. Trang phục lịch sự, phù hợp tại nơi công sở. Tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật và đúng hẹn.

Học cách lắng nghe, xây dựng ý kiến, nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi” khi cần thiết. Bên cạnh đó, cần gọn gàng, ngăn nắp nơi làm việc. Điều này vừa giúp bạn có không gian làm việc thoải mái hơn, vừa tạo được ấn tượng tốt với những người xung quanh.

  • Giải quyết xung đột trong hòa bình

Mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi trong quá trình làm việc cùng nhau. Nên sẽ có những lúc, bạn cảm thấy không vừa ý, khó chịu, không đồng tình với cách hành xử của đồng nghiệp. Người thông minh là người biết góp ý một cách lịch sự, chân thành. Đặc biệt, giải thích vấn đề đó một cách khéo léo để họ dễ dàng tiếp nhận.

Doanh nghiệp có thể hoạt động ổn định, bền vững hay không, quyết định nằm nhiều ở sự liên kết trong hệ thống nội bộ. Việc xây dựng và duy trì văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp sẽ góp phần giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài, tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp và sẻ chia.

Hy vọng, bạn đã hiểu được thế nào là văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp qua bài viết này của Intracom Riverside. Chúc bạn sẽ gặt hái được thành công với cẩm nang bỏ túi trên.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ thuê văn phòng

    Bình luận