Tầm Quan Trọng Của Yếu Tố Con Người Trong Doanh Nghiệp
Con người được xem là trung tâm của mọi sự vận động, quyết định tới sự phát triển bền vững của xã hội. Với doanh nghiệp, điều này cũng không ngoại lệ. Yếu tố con người trong doanh nghiệp luôn đóng vai trò then chốt dù ở bất kỳ thời đại nào.
Yếu tố con người trong doanh nghiệp và tầm quan trọng chưa bao giờ “lỗi mốt”
Tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc… yếu tố con người luôn được các doanh nghiệp đề cao. Dường như với họ, việc bồi dưỡng con người chính là nhiệm vụ bắt buộc, không được phép lơ đãng.
Sự chi phối của các “ông lớn” này đối với nền kinh tế thế giới trong suốt nhiều thập kỷ đã minh chứng rằng, hướng đi của họ là hoàn toàn đúng đắn. Điều này cũng có nghĩa, con người đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển bền vững của nền kinh tế mỗi quốc gia.
Tại Việt Nam, việc xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao đã và đang là chiến lược được ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Trong khoảng từ năm 1990 đến năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng đến 46%. Điều đó cho thấy, Việt Nam đang thực sự rất chú trọng vào việc bồi dưỡng nguồn lực này.
>> Có thể bạn quan tâm đến: Chủ đầu tư Intracom
Đánh giá yếu tố con người thông qua chỉ tiêu nào?
Muốn đánh giá chuẩn xác yếu tố con người, doanh nghiệp cần phải dựa trên những chỉ tiêu cụ thể như sau:
- Chỉ tiêu về sức khỏe: Tuổi thọ bình quân, thể trạng sức khỏe, các chỉ tiêu về suy giảm khả năng làm việc…
- Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn: Đây là một chỉ tiêu cực kỳ quan trọng trong việc phản ánh chất lượng nhân lực. Nó có tác động vô cùng mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế. Trình độ học vấn cao sẽ tiếp thu nhanh, khả năng ứng dụng công nghệ vào thực tiễn cũng tốt hơn.
Ngoài ra, đánh giá yếu tố con người còn dựa trên nhân phẩm, lối sống, thói quen sinh hoạt của họ…
Tầm quan trọng của yếu tố con người trong sự phát triển của tổ chức kinh doanh
Con người là nhân tố chính tạo ra lợi ích cho các doanh nghiệp: Dù công nghệ có phát triển đến đâu thì vẫn không thể thay thế hoàn toàn được vai trò của con người. Chỉ con người mới có thể tạo ra được hàng hóa, tạo ra được các dịch vụ và kiểm soát được toàn bộ quá trình sản xuất. Nói một cách dễ hiểu, công nghệ, máy móc rất quan trọng, mọi doanh nghiệp trong thời buổi hiện đại đều phải có nhưng con người mới là tài sản đặc biệt hơn cả. Doanh nghiệp sẽ khó có thể phát triển bền vững nếu thiếu tài nguyên con người, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Con người sẽ là nhân tố chiến lược trong sự phát triển dài lâu của doanh nghiệp: Khi thế giới đang có có xu hướng dịch chuyển sang nền kinh tế trí thức, trình độ con người ngày càng trở nên quan trọng. Con người có tính sáng tạo, có sự năng động, điều mà các loại thiết bị công nghệ khó lòng thay thế. Đối với sự phát triển về lâu về dài của doanh nghiệp, yêu tố con người đóng vai trò then chốt, mang tính chất quyết định.
Con người chính là nguồn lực vô tận: Xã hội ngày một thay đổi, doanh nghiệp càng phát triển đi lên và con người chính là nguồn lực vô tận, Nếu chúng ta biết cách khai thác chắc chắn sẽ tạo ra được nhiều của cải có giá trị cho bản thân, gia đình và xã hội. Trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, robot có phát triển đến đâu cũng không thể nào thống trị được tất cả mọi thứ. Bởi, tất cả chúng đều được tạo ra từ trí tuệ con người và nằm dưới sự điều khiển của con người. Đó chính là điều tuyệt vời mà chẳng cỗ máy nào có thể dễ dàng thay thế.
Áp dụng yếu tố công nghệ vào hoạt động kinh doanh sản xuất
Mặc dù yếu tố con người là yếu tố quan trọng, không thể thay thế. Tuy nhiên, doanh nghiệp muốn vững mạnh thì yếu tố công nghệ và trang thiết bị văn phòng hiện đại cũng cần phải được quan tâm. Công nghệ sẽ là trợ thủ đắc lực hỗ trợ con người trong công việc, giúp nâng cao năng suất lao động. Doanh nghiệp vì thế mà cũng sẽ phát triển bền vững và thịnh vượng hơn.
Có nhiều diễn thuyết khác nhau về yếu tố con người trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa một diễn thuyết nào có thể phủ nhận được tầm quan trọng con người trong sự phát triển của xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Vì thế, đừng quên bồi dưỡng nguồn lực này nếu muốn doanh nghiệp của bạn phát triển thực sự bền vững nhé!