Phong cách nội thất Industrial Interior – Hơi thở công nghiệp cho căn hộ

Lịch sử của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Không có nhiều người biết về nguồn gốc của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp – Industrail Interior. Phần lớn các tài liệu cho rằng nó được phát triển vào đầu thế kỷ 20. Trước khi cuộc cải cách công nghiệp lần hai kết thúc, xu hướng dịch chuyển theo hướng toàn cầu hóa. Lúc đó, các nhà máy tại Tây Âu đóng cửa và họ chuyển xưởng sản xuất tới những quốc gia có chi phí lao động thấp. Do đó, những tòa nhà này bị bỏ hoang.

Qua thời gian, dân số tại các thành phố tăng nhanh khiến diện tích sinh sống trở nên khan hiếm. Giải pháp hợp lý là chuyển đổi các khu vực công nghiệp quanh thành phố thành khu cư dân.

Thay vì che đi quá khứ của những ngôi nhà này, các kiến trúc sư thường muốn tôn vinh chúng. Tường để trần, sàn thô ráp và cửa sổ kính lớn là những dấu hiệu còn sót lại từ thời tòa nhà còn là nhà máy. Đây cũng là các yếu tố tràn ngập trong phong cách thiết kế nội thất công nghiệp. Từ đó đến nay, những đặc điểm này của phong cách nội thất Industrial Interior không mấy thay đổi.

Các yếu tố đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất công nghiệp

Mỗi phong cách thiết kế nội thất có các yếu tố chủ đạo cụ thể. Nếu thiết kế Scandinavian phô diễn màu sắc sáng sủa và vật liệu tự nhiên, phong cách Japandi ưu tiên sự tối giản, nhẹ nhàng thì phong cách Industrial thể hiện sự trần trụi và đơn giản.

  • Trần trụi

Phong cách Industrial thường nhấn mạnh vào những thiết kế đơn giản, để lộ nhiều hơn, vật liệu thô hơn. Chẳng hạn như những bức tường chưa hoàn thành, những viên gạch cũ kĩ, đường ống kim loại,…. Tất cả được thiết kế cố tình để lộ sự trần trụi. Từ đó mô phỏng lại những nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp. Nơi có tần suất hoạt động cao, việc hỏng hóc, thay thế là không tránh khỏi. Vì thế chúng phải được thiết kế đơn giản, “phô bày” để dễ đường xử lý khi hỏng hóc.

phong cách industrial

  • Không gian rộng mở

Bản chất của phong cách Industrial là khoảng không gian rộng lớn từ nhà máy công nghiệp. Vì vậy, khi đem phong cách này vào nội thất nhà ở bạn cũng nên tạo thành một không gian rộng, mô phỏng lại sự rộng rãi, không hạn chế. Bạn có thể tạo được cảm giác rộng lớn bằng cách giữ cửa sổ trần và đơn giản hóa nội thất trong phòng.

 

phong cách industrial

Với không gian nhỏ, bạn có thể tạo không gian mở bằng cách liên thông giữa phòng khách và phòng bếp. Hãy nhớ nên tránh các vách ngăn hay tủ chắn giữa hai khu vực này. Hãy để phòng khách và bếp ăn đều cùng một không gian sinh hoạt chung. Như vậy là không gian của bạn đã trở nên rộng rãi đáng kể.

  • Tông màu

Trắng, đen, xám là những màu sắc gắn liền với yếu tố công nghiệp. Vì vây, 3 màu này cũng là màu chủ đạo trong nội thất phong cách Industrial. Bạn cũng nên lựa chọn nội thất theo những tông màu cơ bản này để tạo nên sự hài hòa trong tổng thế.

Ví dụ với phòng khách có tường trắng thì bộ ghế sofa và rèm cửa thường có màu xám, xanh xám, nâu. Ngược lại, nếu tường có màu xám, thì màu trắng dành cho ghế sofa và rèm cửa sẽ tạo ra điểm nhấn trong phòng. Những vật dụng khác như bàn, ghế nhỏ, tủ, kệ, đèn, quạt … cũng có màu sắc “lạnh” tương tự theo xu hướng công nghiệp.

phong cách industrial

  • Thực tế, không kiểu cách

Đồ nội thất trong phong cách công nghiệp là những vật dụng đơn giản với đường nét rõ ràng. “Xương sống” cốt lõi là thể hiện chính xác nhất tính trần trụi và cực kì cơ bản của nội thất trong phong cách này. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ không có sự thoải mái khi sử dụng. Bạn có thể dùng đệm hay miếng bọc đơn giản, không quá rườm rà cầu kì cho nội thất. Như vậy, bạn vẫn tạo ra sự thoải mái và tiện dụng mà không làm mất đi phong cách đang hướng tới.

 

  • Trang trí ngẫu hứng

phong cách industrial

Trang trí ngẫu hứng là xu hướng trang trí chính trong phong cách thiết kế Industrial. Mỗi vật dụng được sắp đặt rất ngẫu hứng. Đó không phải là sự bừa bộn mà là sự sắp đặt theo ý đồ riêng của mỗi người. Một số tấm ảnh gia đình, bạn bè, người thân dán trực tiếp lên tường. Các chồng sách, đèn, chai lọ được đặt trên nền nhà hay trên ghế. Những khung tranh ảnh lớn không treo cao mà được nằm tựa tường ở góc phòng. Mọi thứ đều mang nét đơn giản nhưng khắc họa rõ nét cá tính của người sử dụng.

Nếu bạn đang có ý định thử trang trí căn hộ của mình theo lối Industrial này thì hãy cứ thử áp dụng theo những quy tắc trên dựa trên cá tính riêng của mình để có được một không gian sống đậm chất công nghiệp, đơn giản mà phong cách.

Đánh giá bài viết

Liên hệ thuê văn phòng

    Bình luận